Ghana muốn tham gia đồng tiền tệ chung của Tây Phi

Chính phủ Ghana hiện đang có kế hoạch tham gia vào dòng tiền tệ Tây Phi mới nhằm thay thế đồng franc CFA do Pháp hậu thuẫn.
Ghana muốn tham gia đồng tiền tệ chung của Tây Phi

Chính phủ Ghana cho biết, họ đang có quyết tâm tham gia vào một loại tiền tệ mới của Tây Phi - để thay thế đồng franc CFA vào năm sau và thúc giục liên minh tiền tệ trong khu vực loại bỏ sự liên kết với đồng euro. 

Việc Ghana áp dụng loại tiền tệ mới, với tên gọi là đồng eco, sẽ giúp nước này trở thành nền kinh tế lớn nhất khối, vượt qua cả nước láng giềng Bờ Biển Ngà.

Ghana không thuộc Liên minh kinh tế và tiền tệ Tây Phi (UEMOA) của hầu hết các nước thuộc địa cũ của Pháp sử dụng franc CFA và đồng tiền riêng cedi. 

TT Bờ Biển Ngà Alassane Ouattara và TT Pháp Emmanuel Macron tuyên bố trong tháng này rằng Liên minh tiền tệ Tây Phi đã đồng ý cắt giảm một số liên kết tài chính với Paris - vốn đã giúp củng cố đồng tiền chung của khu vực kể từ sau Thế chiến thứ hai. Theo thoả thuận, các nước châu Phi trong khối sẽ không phải giữ một nửa dự trữ của họ trong kho bạc Pháp và một đại diện của Pháp sẽ không còn ngồi trong hội đồng quản trị tiền tệ của nước họ nữa. 

“Chúng tôi quyết tâm làm bất cứ điều gì để có thể sớm đưa Ghana vào liên minh các quốc gia thành viên của UEMOA trong việc sử dụng đồng eco. Vì chúng tôi tin rằng, điều này sẽ giúp loại bỏ các rào cản thương mại và tiền tệ,” Văn phòng TT Ghana Nana Akufo-Addo cho biết.

Tuy nhiên, tuyên bố này cũng chỉ ra rằng Ghana phản đối kế hoạch giữ đồng eco liên kết với đồng euro, kêu gọi các nhà chức trách khu vực nhanh chóng làm việc để hướng tới việc áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn. 

Nhưng quốc gia thay đổi từ đồng franc CFA sang đồng eco gồm có: Benin, Burkina Faso, Guinea-Bissau, Bờ Biển Ngà, Mali, Nigeria, Senegal và Togo - tất cả đều là thuộc địa cũ của Pháp trừ Guinea-Bissau. Nhóm các quốc gia đang đặt mục tiêu đưa loại tiền mới [eco] vào hoạt động vào cuối năm 2020. 

Nguồn: Reuters

Có thể bạn quan tâm

Hơn 1.000 tỷ USD Mỹ đã bị đánh cắp hàng năm thông qua lừa đảo qua điện thoại và internet

Vén màn “Ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô”: Thâm nhập "Khu tự trị" Mae Sot

Đằng sau những vụ hack tài khoản, chiếm đoạt tiền từ châu Âu sang châu Á sang Mỹ… là cả một “ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô” hoạt động tinh vi, bài bản. Hàng trăm ngàn “nạn nhân” của nạn buôn người đang trở thành những nô lệ hiện đại, làm công cụ lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỷ USD mỗi năm...

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Ngành du lịch Mỹ đang chao đảo khi lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh do căng thẳng chính trị, chính sách nhập cư khắt khe và các rào cản visa, khiến nhiều điểm đến và doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thất thu nghiêm trọng trong mùa cao điểm…

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…