Chủ đầu tư "dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng" chi hơn 1.460 tỷ đồng xây dựng cảng Cà Ná

Giai đoạn 1 của cảng biển Cà Ná - dự án động lực phía Nam của tỉnh Ninh Thuận được đầu tư với số vốn lên đến 1.463 tỷ đồng.
Địa điểm xây dựng Dự án Cảng biển tổng hợp Cà Ná, tỉnh Ninh Thuận (giai đoạn 1) - Ảnh: Báo đầu tư
Địa điểm xây dựng Dự án Cảng biển tổng hợp Cà Ná, tỉnh Ninh Thuận (giai đoạn 1) - Ảnh: Báo đầu tư

Giai đoạn 1 của dự án đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500, tổng diện tích quy hoạch hơn 108 ha với các phân khu chức năng chính bao gồm hai bến cảng 70.000 – 100.000 DWT (DWT - trọng lượng toàn phần của tàu) và một bến cảng 20.000 DWT cùng với khu kho bãi, hạ tầng dịch vụ. Công suất thiết kế lượng hàng qua cảng khoảng 3,3 triệu tấn/năm.

Dự án bao gồm tất cả các hạng mục quy hoạch gồm: Bến, bè, bãi, kho, các công trình phụ trợ, dịch vụ, đầu mối hạ tầng kỹ thuật, giao thông và cây xanh. Khi đi vào hoạt động, cảng biển sẽ áp dụng công nghệ thông minh trong hoạt động vận hành, giúp cho quá trình xử lý hàng hóa trong cảng nhanh chóng và thuận tiện, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Tập đoàn Trung Nam (Trungnam Group) cam kết đẩy nhanh tiến độ thi công, dự kiến đến tháng 12/2022, sẽ hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động bến số 1 (70.000 – 100.000 DWT). Đến tháng 1/2023 sẽ tiếp tục khởi công xây dựng bến số 2 (70.000 – 100.000 DWT), phấn đấu đến tháng 10/2025 hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động. Sau đó vào tháng 11/2025 sẽ tiếp tục khởi công xây dựng bến 20.000 DWT, phấn đấu đến tháng 8/2026 hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động bến này.

Theo đánh giá, dự án đi vào hoạt động sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất và chế biến cho các dự án khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ công tác vận chuyển thiết bị các dự án năng lượng tái tạo như điện gió và điện mặt trời đang được phát triển trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Về phía chủ đầu tư Trungnam Group được thành lập vào năm 2004. Hiện, tập đoàn này có hơn 15 hệ thống công ty thành viên, hoạt động trong lĩnh vực chính gồm: năng lượng, xây dựng, hạ tầng và bất động sản. 

Tập đoàn này nổi danh với nhiều dự án "ngàn tỷ" như Dự án đô thị văn hoá Đà Lạt trị giá 150 triệu USD, dự án Golden Hills trị giá 1,8 tỷ USD, dự án tháp đôi cao nhất miền Trung trị giá 180 triệu USD. Đặc biệt, dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng tại TP.HCM do tập đoàn này làm chủ đầu tư vướng không ít vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn chất lượng của vật liệu sử dụng tại dự án.

Cụ thể, đơn vị tư vấn giám sát dự án này cho rằng, Trungnam Group sử dụng tiêu chuẩn vật liệu chế tạo, lắp đặt cơ khí cửa van thép không thống nhất từ thiết kế cơ sở đến thiết kế bản vẽ thi công và thực tế thi công (dùng thép có nguồn gốc Trung Quốc chứ không phải của các nước thuộc khối G7). Nhà đầu tư sử dụng các tiêu chuẩn vật liệu khác với tiêu chuẩn đã được duyệt nhưng chưa được UBND TP chấp thuận.

Có thể bạn quan tâm

Lộ diện tâm điểm tăng trưởng mới tại thị trường bất động sản Hải Phòng

Lộ diện tâm điểm tăng trưởng mới tại thị trường bất động sản Hải Phòng

Với định hướng trở thành trung tâm logistics lớn của cả nước và khu vực, Hải Phòng đang bứt phá mạnh mẽ cùng vị thế chiến lược, tốc độ đô thị hóa vượt trội và các chính sách phát triển đồng bộ. Đô thị gắn với logistics trở thành tâm điểm tăng trưởng mới đầy khác biệt cho thành phố này…

Thị trường bất động sản chưa hết “ốm”

Thị trường bất động sản chưa hết “ốm”

Dù vẫn còn nhiều “triệu chứng” bất ổn, thị trường bất động sản đang bước vào giai đoạn tái cấu trúc mạnh mẽ. Những chuyển động chính sách và nỗ lực từ cả Nhà nước lẫn doanh nghiệp đang mở ra kỳ vọng mới…

Hải Phát Land chậm đóng 3,28 tháng bảo hiểm xã hội và các loại bảo khác

Hải Phát Land đã hoàn thành nghĩa vụ bảo hiểm

Theo thông tin từ Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Bất Động Sản Hải Phát liên quan đến việc chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội và bảo hiểm khác, công ty này cho biết đến thời điểm này đã hoàn thành các nghĩa vụ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm khác...