Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Thành viên CBBank, đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank từ ngày 16/1/2025, đánh dấu sự trở lại sau gần 10 năm rời ngân hàng này để tái cấu trúc CBBank...

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Ngày 16/1, Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank – mã chứng khoán: VCB) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CBBank) giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc ngân hàng Vietcombank từ ngày 16/1/2025 với thời hạn 5 năm.

Ông Nguyễn Văn Tuân sinh năm 1969, có trình độ học vấn Đại học Ngoại ngữ Hà Nội; Thạc sỹ Quản trị kinh doanh - Chương trình liên kết giữa Đại học Tự do Bruxells (Bỉ) với Đại học Kinh tế Quốc dân.

Năm 2015, ông Nguyễn Văn Tuân được điều động sang giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng Thành viên của CBBank nhằm mục đích vực dậy ngân hàng CBBank từ con số 0 sau những sai phạm. Trước đó, ông đã có kinh nghiệm 7 năm với chiếc ghế Phó Tổng Giám đốc Vietcombank.

Như vậy, sau gần 10 năm rời Vietcombank để ổn định tình hình hoạt động CBBank, ông Tuân chính thức quay trở lại ghế Phó Tổng Giám đốc Vietcombank.

Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CBBank) được thành lập vào năm 1989 với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nông thôn Rạch Kiến. Đến năm 2007, ngân hàng chuyển đổi từ mô hình ngân hàng nông thôn thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Tín (TrustBank).

Đến năm 2013, ngân hàng đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xây dựng Việt Nam. Năm 2014, ông Phạm Công Danh, Chủ tịch CBBank, đã bị bắt. Năm 2015, Ngân hàng Nhà nước đã mua lại cổ phần của CBBank với giá 0 đồng, chuyển mô hình thành ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, CBBank hiện có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng. Theo Báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2011, tổng tài sản của CBBank ở mức hơn 27.000 tỷ đồng, trong đó cho vay khách hàng là gần 12.000 tỷ đồng.

Ngày 17/10/2024, Ngân hàng Nhà nước công bố quyết định chuyển giao bắt buộc CBBank do Nhà nước là chủ sở hữu 100% vốn cho Vietcombank theo phương án được Chính phủ phê duyệt.

Sau sự kiện chuyển giao bắt buộc, ngân hàng CBBank đã có thư ngỏ gửi tới quý khách hàng. Trong thư, ông Đào Minh Đức, Tổng Giám đốc CBBank đã bày tỏ lời cảm ơn bởi sự tin tưởng, ủng hộ của khách hàng CBBank đã dành cho ngân hàng trong suốt thời gian vừa qua.

Ông Đức cho hay, sau khi được chuyển giao bắt buộc, CBBank sẽ tiếp tục hoạt động dưới hình thức ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Vietcombank sở hữu 100% vốn điều lệ và thực hiện bình thường các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại theo quy định.

Đồng thời, mọi hợp đồng/cam kết/thoả thuận đã ký kết giữa CBBank và khách hàng, đối tác tiếp tục có hiệu lực; qua đó, mọi nghĩa vụ, quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, đối tác được đảm bảo.

Việc chuyển giao CBBank cho Vietcombank là chủ trương lớn của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong quyết tâm ổn định thị trường tài chính tiền tệ trong nước.

Việc được sở hữu và hỗ trợ bởi Vietcombank – ngân hàng có uy tín lớn trong nước và quốc tế, có tiềm lực tài chính vững mạnh sẽ đưa CBBank hoạt động ổn định, từng bước củng cố, ngày càng phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ để phục vụ tốt hơn cho quý khách hàng CBBank.

Xem thêm

Hành trình "0 đồng" của OceanBank, CBBank và GP Bank

Hành trình "0 đồng" của OceanBank, CBBank và GP Bank

Việt Nam đã chứng kiến sự ra đời của ngân hàng "0 đồng" khi Ngân hàng Nhà nước can thiệp mua lại các tổ chức gặp khó khăn như GP Bank, OceanBank và CBBank. Hành động này không chỉ bảo vệ người gửi tiền mà còn mở ra những bài học quý giá về quản trị và giám sát trong ngành ngân hàng...

Có thể bạn quan tâm

Đổi tiền online: Cẩn thận “tiền mất, tật mang”

Đổi tiền online: Cẩn thận “tiền mất, tật mang”

Dịp cận Tết là cơ hội cho các loại hình kinh doanh tiền mới, tiền có seri đẹp, tiền lưu niệm độc lạ để làm lì xì hoặc quà Tết, nhưng những dịch vụ này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người tiêu dùng...

Thông tư 02 hết hiệu lực, nợ xấu ngân hàng tăng nhanh?

Thông tư 02 hết hiệu lực, nợ xấu ngân hàng tăng nhanh?

Từ tháng 1/2025, các ngân hàng sẽ chính thức không còn áp dụng Thông tư 02 khi văn bản này hết hiệu lực vào cuối tháng 12/2024, nhiều nghi vấn đặt ra rằng điều này có ảnh hưởng đến chất lượng tài sản của các ngân hàng trong tương lai hay không...