Chủ tịch Hoà Phát nói gì về nguồn vốn 40 nghìn tỷ cho siêu dự án thép?

Ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hoà Phát (mã; HPG) cho biết, việc chia cổ tức 50% bằng CP nhằm phục vụ giai đoạn 1 dự án Gang thép Dung Quất. Đợt phát hành thêm 250 triệu CP là để có vốn đối ứng
Chủ tịch Hoà Phát nói gì về nguồn vốn 40 nghìn tỷ cho siêu dự án thép?

Hoà Phát cần phát hành cổ phiếu ngay quý 2/2017 làm cơ sở để ngân hàng duyệt cho vay vốn giai đoạn 2 của dự án Khu liên hợp Giang thép Hoà Phát Dung Quất

Cần hút vốn gấp để “tranh thủ thời cơ kinh doanh”

Tại ĐHCĐ thường niên sáng 10/3/2017, các cổ đông đã chất vấn HĐQT Tập đoàn Hoà Phát về ba vấn đề chính: phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu trong hai năm 2016-2017, phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn, hiệu quả đầu tư dự án khu liên hợp gang thép Hoà Phát và xử lý vấn đề môi trường sau bài học sự cố Formasa Hà Tĩnh.

Với lợi nhuận đột biến năm 2016 tới 6.606 tỷ đồng, HĐQT tập đoàn Hoà Phát trình cổ đông về mức chia cổ tức năm 2016 lên tới 50% bằng cổ phiếu, dự kiến thực hiện chi trả cho cổ đông ngay trong quý 1 –quý 2 năm nay.

Song tỷ lệ cổ tức dự kiến của năm 2017 sẽ thấp hơn ở mức 30% và tiếp tục chia bằng cổ phiếu.

Các cổ đông bày tỏ băn khoăn vì sao công ty chia cổ tức bằng cổ phiếu hai năm liên tiếp dù đang có xu hướng lãi lớn. Tổng giám đốc Trần Tuấn Dương lý giải, công ty cần mở rộng đầu tư để có tăng trưởng cao và trong chiến lược dài hạn. Nhu cầu tăng vốn chủ sở hữu là cần thiết để đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận cao, xứng tầm với quy mô của Hoà Phát.

“Năm 2016-2017 sẽ chia cổ tức bằng cổ phiếu, nhưng tuỳ điền kiện thực tế có thể sẽ chia một phần tiền mặt cho năm 2017. Còn đến năm 2018 sẽ có thể chia cổ tức bằng tiền mặt”, ông Dương nói.

Đáng chú ý, để huy động nguồn vốn 40 nghìn tỷ đồng phục vụ siêu dự án gang thép Hoà Phát Dung Quất, HPG đã quyết định trình ĐHCĐ chấp thuận phương án chào bán thêm 250 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ, tổng giá trị mệnh giá 2.500 tỷ đồng. Tỷ lệ thực hiện quyền mua 5:1 (cổ đông sở hữu 5 cổ phần sẽ được quyền mua 1 cổ phần mới). Giá chào bán không thấp hơn mệnh giá 10.000 đồng/CP. Toàn bộ tiền thu được sẽ dùng đầu tư dự án thép Hoà Phát Dung Quất.

Một số cổ đông không đồng ý vì HPG đã quyết định chia cổ tức bằng cổ phiếu với khối lượng phát hành hàng trăm triệu đơn vị, nay lại yêu cầu cổ đông góp thêm tiền để tăng vốn công ty ngay trong quý 2 này. Cổ đông cảm thấy bị “thiệt” trong ngắn hạn, và lo ngại giá cổ phiếu HPG trên sàn bị pha loãng, giảm thị giá… là thiệt hại có đo lường. Do đó, cổ đông đề nghị HPG lùi kế hoạch phát hành từ 3-6 tháng sau.

Ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hoà Phát cho biết, việc chia cổ tức 50% bằng cổ phiếu nhằm đảm bảo vốn đối ứng cho giai đoạn 1 dự án Gang thép Dung Quất. Còn đợt phát hành thêm 250 triệu cổ phiếu là để có ngay vốn đối ứng cho giai đoạn 2 dự án, sẽ triển khai ngay trong năm 2017.

“Thép là ngành đòi hỏi nguồn vốn lớn, để đầu tư phát triển, nhưng ở từng thời điểm chúng ta cần phải nhận thấy nên dừng chia cổ tức bằng tiền để dồn lực đầu tư phục vụ tăng trưởng cao hơn”, ông Long nhấn mạnh.

Về đầu tư siêu dự án tỷ đô ở tỉnh Quảng Ngãi, Hoà Phát phân kỳ dự án chia làm 2 giai đoạn cách nhau 18 tháng. Giai đoạn 1 làm xong 2 triệu tấn thép xây dựng, bán hàng tốt thì mới tiếp tục sản xuất thêm 2 triệu tấn nữa. Với vốn chủ sở hữu đến cuối năm 2016 là hơn 20 nghìn tỷ, các công ty thành viên đã co kéo đủ 10 nghìn tỷ đồng nên Hoà Phát chỉ vay thêm Vietinbank được 10 nghìn tỷ, hiện ngân hàng đã cam kết cho vay. Như vậy, HPG đã đảm bảo đủ vốn cho giai đoạn 1.

“Hiếm có dự án nào mà huy động vốn lớn như vậy, chúng tôi rất thận trọng để đảm bảo an toàn nên mới tính toán nâng vốn chủ sở hữu thêm 50% nữa”, ông Long giải toả lo lắng của cổ đông. Vốn điều lệ dự kiến của Hòa Phát tại ngày 31/12/2017 sẽ tăng lên mức 15.170 tỷ đồng, gấp đôi mức vốn điều lệ hiện tại (8.427 tỷ đồng). 

Một yếu tố quan trọng nữa, ông Long cho biết, “chúng tôi nhận thấy đây chính là thời cơ kinh doanh nên đã quyết định sẽ làm ngay giai đoạn 2 chỉ cách 6 tháng. Cơ cấu vốn vay tiếp tục là 50% nhu cầu vốn, tương ứng 10 nghìn tỷ đồng và HPG sẽ tự bỏ thêm 10 nghìn tỷ đồng. Do đó, đợt phát hành thêm cổ phiếu là để lấy vốn cho giai đoạn 2 dự kiến sẽ làm ngay trong năm 2017”. Việc phát hành cổ phiếu ngay sẽ là điều kiện để ngân hàng quyết định ký duyệt cho HPG vay vốn giai đoạn 2.

Theo ông Long, dự án gang thép Dung Quất hiện đang hội đủ “thiên thời, địa lợi, nhân hoà” khi tỉnh Quảng Ngãi rất ủng hộ, hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ đầu tư, thời cơ kinh doanh tốt và ngân hàng sẵn sàng cho vay.

Dành tới 25-30% vốn cho chi phí môi trường

Về công nghệ của dự án Dung Quất, lãnh đạo Hoà Phát đưa ra sự so sánh: dự án Formosa chọn phương án thu hồi hoá chất, còn HPG chọn thu hồi nhiệt dù lợi ích không bằng nhưng sẽ giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường. Formosa là tập đoàn hoá chất, nhựa và chưa có nhiều kinh nghiệm làm thép. Còn HPG tuy quy mô chưa lớn bằng nhưng có hơn 10 năm kinh nghiệm làm thép ở Hải Dương.

“Vấn đề môi trường của dự án Dung Quất là quan tâm số 1 của chúng tôi, hơn cả hiệu quả kinh tế. Chính quyền có thể “thương” doanh nghiệp nhưng chúng tôi ý thức người dân sẽ không thông cảm, chấp nhận cho sự cố môi trường đâu”, ông Long nói.

Tại dự án Dung Quất, tập đoàn tính toán dành tới 25-30% tổng chi phí cho xử lý vấn đề môi trường, chọn công nghệ thân thiệt và chúng ta tự bảo vệ mình trước để tránh hệ luỵ ô nhiễm môi trường xảy ra gây hậu quả rất khủng khiếp.

Về bài toán lợi nhuận, dự án Dung Quất phải nhập khẩu than 100% nên giá sẽ cao hơn, nhưng HPG sẽ cân đối đảm bảo biên lợi nhuận xấp xỉ như lợi nhuận ở dự án Hải Dương.

Năm 2017, Hoà Phát dự kiến doanh thu hợp nhất 40 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ở mức “khiêm tốn” chỉ 6.000 tỷ đồng, thấp hơn năm vừa qua. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông HPG kế hoạch dự kiến 5.996 tỷ đồng và lãi cơ bản trên cổ phiếu 3.953 đồng/CP. Chỉ tiêu kinh doanh khiêm tốn là do dự lường yếu tố thị trường thép khó khăn theo chu kỳ, có yếu tố hỗ trợ của ngành thép thế giới, sự tăng trưởng nhanh và nóng của thị trường BĐS.

Thu Hằng

>> CEO Phạm Thị Vân Hà: Tôi chọn đường gập ghềnh, nhưng tiến xa hơn

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...