Chưa đầy 2 tuần, Chủ tịch LDG tiếp tục bị bán giải chấp 3,8 triệu cổ phiếu

Kể từ vùng đỉnh được thiết lập hồi đầu năm, cổ phiếu LDG đã "lao dốc" 85%, vốn hóa theo đó cũng “bốc hơi” tới 5.800 tỷ đồng. Chủ tịch Nguyễn Khánh Hưng của Đầu tư LDG tiếp tục bị "call margin" lần thứ 2 trong vòng chưa đầy 2 tuần.

Chủ tịch LDG tiếp tục bị "call margin" lần thứ 2

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa công bố giao dịch của ông Nguyễn Khánh Hưng, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư LDG (mã CK: LDG).

Theo đó, ông Hưng đã bị Công ty chứng khoán bán giải chấp hơn 3,8 triệu cổ phiếu trong ngày 8/11/2022. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu LDG ông Hưng nắm giữ còn 9,41% vốn điều lệ, tương ứng với hơn 22,5 triệu cổ phiếu.

Chủ tịch LDG bị bán giải chấp cổ phiếu LDG không phải lần đầu. Cách đây 2 tuần, ông Hưng cũng bị Công ty chứng khoán bán giải chấp 713.000 cổ phiếu LDG trong ngày 28/10.

Trong thông báo của Chứng khoán KIS Việt Nam vào ngày 26/10, CTCK này sẽ bán giải chấp hơn 4 triệu cổ phiếu LDG của ông Hưng từ ngày 27/10. Nhiều khả năng, 2 đợt bán giải chấp của lãnh đạo LDG vừa qua xuất phát từ động thái “call margin” trên của chứng khoán KIS.

Tổng cộng, ông Hưng đã bị bán giải chấp 4,5 triệu cổ phiếu chỉ trong chưa đầy 2 tuần.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu LDG đã "lao dốc" 85% kể từ vùng đỉnh thiết lập hồi đầu năm. Chốt phiên 9/11, thị giá dừng ở mức 4.270 đồng/cp. Vốn hóa theo đó cũng “bốc hơi” tới 5.800 tỷ đồng, còn lại hơn 1.000 tỷ đồng.

Chủ tịch LDG
Kể từ đầu năm, cổ phiếu LDG "lao dốc" tới 85%.

LDG lãi ròng sau thuế vỏn vẹn 5,67 tỷ đồng

Về kết quả kinh doanh quý 3/2022, CTCP Đầu tư LDG ghi nhận doanh thu đạt 6,83 tỷ đồng, giảm 94,5% so với cùng kỳ. Nhờ ghi nhận doanh thu tài chính hơn 71,4 tỷ đồng, tăng mạnh so với cùng kỳ, chủ yếu đến từ lãi hợp tác đầu tư và phạt chậm thanh toán, cùng kỳ không ghi nhận khoản mục này, LDG báo lãi ròng sau thuế hơn 5,67 tỷ đồng, giảm 83,7% so với cùng kỳ.

Luỹ kế 9 tháng, doanh thu thuần hơn 146 tỷ đồng, giảm 42%, trong đó 86 tỷ đồng từ bán hàng hoá bất động sản, gần 60 tỷ đồng từ hoạt động xây dựng. Lợi nhuận sau thuế gần 19,8 tỷ đồng, giảm 55%.

Năm nay, LDG đặt kế hoạch doanh thu thuần 2.337 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 310 tỷ đồng. Như vậy, công ty thực hiện được 6,2% kế hoạch doanh thu và 6,4% kế hoạch lợi nhuận sau thuế.

Rính đến ngày 30/9, tổng tài sản của LDG đạt gần 7.842 tỷ đồng, tăng 10,3% so với đầu năm. Trong đó tăng mạnh ở các khoản phải thu cả ngắn và dài hạn hơn 5.467 tỷ đồng. Hàng tồn kho gần 1.249 tỷ đồng, giảm gần 4% so với đầu kỳ.

Tổng nợ phải trả cuối quý 3 của LDG hơn 4.533 tỷ đồng, tăng 19% so với giá trị đầu năm và đang chiếm gần 58% nguồn vốn. Trong đó, khoản phải trả ngắn và dài hạn khác đạt hơn 2.144 tỷ đồng, tổng vay và nợ thuê tài chính đạt hơn 1.328 tỷ đồng, tăng 4,6% so với đầu năm.

Dòng tiền kinh doanh âm 140 tỷ đồng, do công ty tăng các khoản phải thu, tăng hàng tồn kho, trả tiền lãi vay. Dòng tiền tài chính dương 48 tỷ đồng nhờ tăng cường đi vay (hơn 1.306,5 tỷ đồng) để trả 1.258 tỷ đồng nợ gốc. Tiền và tương đương tiền cuối kỳ giảm mạnh 81%, còn 14 tỷ đồng.

Vừa qua, cuối tháng 10, LDG thông qua nghị quyết phát hành 120 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá 10.000 đồng/cổ phiếu để huy động 1.200 tỷ đồng. Đối tượng chào bán là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán.

Số tiền huy động, Công ty dự kiến dùng 850 tỷ đồng góp vốn đầu tư Dự án Khu du lịch biển Bãi Bụt - Sơn Trà (tên thương mại LDG Grand Đà Nẵng) thông qua hợp đồng hợp tác đầu tư dự án giữa Công ty và CTCP Hải Duy; 200 tỷ đồng góp vốn vào CTCP Thuỷ sản Bình Minh để đầu tư, thực hiện dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh (tên thương mại LDG Grand Hồ Tràm); và 150 tỷ đồng thực hiện đầu tư Dự án Khu chung cư Lô C1 - Khu Đô thị mới Bình Nguyên (tên thương mại là LDG Sky).

So với kế hoạch đã thông qua tại Đại hội đồng cổ đông đầu năm, LDG đã tăng vốn đầu tư vào Dự án Khu du lịch biển Bãi Bụt lên 250 tỷ đồng và giảm vốn đầu tư vào dự án Khu chung cư Lô C1- Khu đô thị mới Bình Minh 250 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Nếu VN-Index phá vỡ hoàn toàn vùng 1.285-1.305 điểm, đà tăng mới có thể hình thành với mục tiêu hướng tới vùng 1.370-1.380 điểm trong năm 2025. Nhà đầu tư nên theo dõi sát phản ứng giá tại vùng 1.280-1.290 điểm và tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng kháng cự 1.300 điểm...

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đang có đà tăng tốt trong danh mục và chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều giảm điểm, tuy nhiên, cần hạn chế giải ngân mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao và chưa có tín hiệu kiểm tra kháng cự thành công...

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

Doanh thu của VNX trong năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực so với năm trước, với động lực chính đến từ hai đơn vị thành viên là HOSE và HNX...

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Chỉ số VN-Index dần suy yếu và mất đà sau khi tiếp cận vùng kháng cự gần, việc xuất hiện bóng nến trên kéo dài ngay tại vùng đỉnh ngắn hạn đang bỏ ngỏ rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến các nhịp điều chỉnh sâu hơn...

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024, bên cạnh đó doanh nghiệp này đang đối mặt với khó khăn về tài chính và kinh doanh...