Chung kết cuộc thi “Ý tưởng Khởi nghiệp Sáng tạo Công nghệ Quốc gia - RnD to Startup 2023”

Dự án HUPTECH - TechNexa Hệ thống lên men thực phẩm tự động - duangon24h, đã giành giải nhất cuộc thi “Ý tưởng Khởi nghiệp Sáng tạo Công nghệ Quốc gia - RnD to Startup 2023”...

Thuyết trình dự án "HUPTECH - TechNexa Hệ thống lên men thực phẩm tự động - duangon24h" tại đêm chung kết
Thuyết trình dự án "HUPTECH - TechNexa Hệ thống lên men thực phẩm tự động - duangon24h" tại đêm chung kết

Tối 7/12, Trung tâm chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức chung kết cuộc thi “Ý tưởng Khởi nghiệp Sáng tạo Công nghệ Quốc gia - RnD to Startup 2023”.

Sau thời gian phát động từ tháng 9/2023, cuộc thi “Ý tưởng Khởi nghiệp Sáng tạo Công nghệ Quốc gia - RnD to Startup 2023” đã thu hút được đông đảo các bạn sinh viên tham gia với 105 dự án đến từ 35 trường đại học trên cả nước.

Theo Ban tổ chức, các dự án khởi nghiệp mang đến cuộc thi năm nay có nhiều giải pháp, công nghệ mới trong nhiều lĩnh vực như: công nghệ vật liệu mới, công nghệ môi trường, sinh học, công nghệ cơ, điện tử, các giải pháp quản trị doanh nghiệp sử dụng trí tuệ nhân tạo, Big data, IOT,…

dat9933-33.jpg
Hơn 500 khách mời tham dự đêm chung kết cuộc thi “Ý tưởng Khởi nghiệp Sáng tạo Công nghệ Quốc gia - RnD to Startup 2023”

Trải qua hơn 3 tháng tranh tài với 3 vòng thi, cuộc thi đã tìm ra 8 dự án xuất sắc nhất bước vào vòng chung kết bao gồm: FastV – Nền tảng sáng tạo video ngắn ứng dụng trí tuệ nhân tạo; HIEWRITING - Phần mềm chấm chữa Writing IELTS task 2 sử dụng mô hình Large Language Models và Generative AI; UNETI104 - APP DSI ứng dụng phối đồ, tư vấn trang phục; S2M – Sản xuất da nhân tạo từ vỏ xoài; ALLOEH - Miếng dán gel nha đam hỗ trợ sơ cứu bỏng cấp độ 1,2; HUPTECH - TechNexa Hệ thống lên men thực phẩm tự động - duangon24h; CARPETS - Thảm làm từ các nguyên liệu tái chế; Sky-Helper - Hệ thống tìm kiếm định vị nạn nhân dựa trên thuật toán dò sóng wifi từ các thiết bị cá nhân.

Theo PGS.TS. Trương Ngọc Kiểm, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp ĐHQGHN, Trưởng Ban tổ chức: “Các dự án khởi nghiệp của sinh viên năm nay có chất lượng rất tốt, mang đến nhiều những giải pháp sáng tạo, có tính ứng dụng và khả thi cao. Một số dự án không chỉ tập trung vào khía cạnh kinh doanh mà còn hướng đến những giải quyết các vấn đề xã hội. Cuộc thi đã đem đến những trải nghiệm ý nghĩa cho các đội tham gia và Ban tổ chức, chúng tôi tin rằng những ý tưởng, dự án trong cuộc thi năm nay sẽ là những mầm xanh để trở thành doanh nghiệp trong tương lại, đóng góp vào sự phát triển đất nước và cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam”.

Kết thúc cuộc thi, Ban tổ chức đã trao 1 giải nhất, 1 giải nhì, 2 giải ba và 4 giải khuyến khích. Ngoài giấy chứng nhận và tiền mặt, đội giải nhất và giải nhì sẽ được tham gia chương trình huấn luyện khởi nghiệp trong 1 tuần tại Singapore.

dat0058-6107.jpg
Giải nhất thuộc về dự án "HUPTECH - TechNexa Hệ thống lên men thực phẩm tự động - duangon24h"
dat0039-6085.jpg
Dự án "FastV – Nền tảng sáng tạo video ngắn ứng dụng trí tuệ nhân tạo" giành giải nhì
dat0033-611.jpg
Giải ba thuộc về 2 dự án "ALLOEH - Miếng dán gel nha đam hỗ trợ sơ cứu bỏng cấp độ 1,2" và "S2M – Sản xuất da nhân tạo từ vỏ xoài"
dat0024-1049.jpg
Giải khuyến khích thuộc về 4 dự án "CARPETS - Thảm làm từ các nguyên liệu tái chế"; "Sky-Helper - Hệ thống tìm kiếm định vị nạn nhân dựa trên thuật toán dò sóng wifi từ các thiết bị cá nhân"; "HIEWRITING - Phần mềm chấm chữa Writing IELTS task 2 sử dụng mô hình Large Language Models và Generative AI"; "UNETI104 - APP DSI ứng dụng phối đồ, tư vấn trang phục"

Theo thông tin từ DotAsia, thị trường khởi nghiệp ở Việt Nam hiện đang đứng ở vị trí thứ 3 Châu Á về động lực khởi nghiệp, xếp sau Hong Kong và Singapore. Xếp hạng này là minh chứng cho sức sống và tiềm năng phát triển mạnh mẽ của thị trường khởi nghiệp Việt Nam.

Xem thêm

Nam sinh 2k3 khởi nghiệp thành công bằng tư duy truyền cảm hứng

Nam sinh 2k3 khởi nghiệp thành công bằng tư duy truyền cảm hứng

Không chỉ là khởi nghiệp, kiếm tiền, mà vượt lên trên hết đó chính là đồng hành - truyền cảm hứng - dẫn dắt học sinh gặt hái thành công và hoàn toàn tự tin có thể hội nhập toàn cầu mới chính là mục tiêu chính của Tun Tun English...Nhân vật đứng sau đó là Ngũ Tô Duy, sinh viên năm thứ 2 ĐH VinUni

Có thể bạn quan tâm

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

Trí tuệ nhân tạo (AI) thúc đẩy các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi, gây áp lực lớn lên hạ tầng đám mây. Theo ghi nhận, tỷ lệ các cuộc tấn công tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các cuộc tấn công do AI tạo ra được xác định là yếu tố thúc đẩy chính...

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Giá Bitcoin đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục, được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ từ các nhà đầu tư tổ chức và chính sách ủng hộ tiền số từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump….

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

Khi cơ sở hạ tầng đang bước vào giai đoạn chuyển dịch mạnh mẽ thì trí tuệ nhân tạo (AI) có thể nhân đôi áp lực hoặc trở thành chìa khoá giải quyết các vấn đề - Điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự thích ứng của doanh nghiệp trước thời cuộc...

Tính đến giữa năm 2025, thị trường tài sản mã hóa toàn cầu đã vượt mốc 2.000 tỷ USD

Thị trường tài sản mã hóa: Thí điểm để khai mở tương lai

Trong hành trình kiến tạo một nền kinh tế số hiện đại, việc Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, khẩn trương xây dựng và trình dự thảo Nghị quyết về thí điểm thị trường tài sản mã hóa là một bước đi vừa táo bạo, vừa rất cần thiết...