Chứng khoán Artex dự chia cổ tức 20%, phát hành tăng vốn lên 1.459 tỷ đồng

Sau khi hoàn tất đợt tăng vốn điều lệ thêm 130%, Artex lại lên kế hoạch phát hành thêm 114,88 triệu cổ phiếu nhằm nâng vốn lên 1.459 tỷ đồng. Năm 2018, công ty đặt mục tiêu doanh thu khá khiêm tốn ở m
Chứng khoán Artex dự chia cổ tức 20%, phát hành tăng vốn lên 1.459 tỷ đồng

Artex sẽ tăng vốn lên 1.459 tỷ đồng nhằm tăng sức cạnh tranh thị phần chứng khoán

Lãi đột biến, Artex chia cổ tức 20%

Tại ĐHCĐ thường niên ngày 10/2/2018, ông Lê Tiến Đông, Phó tổng giám đốc CTCP Chứng khoán Artex (mã: ART) đã báo cáo với cổ đông về kết quả kinh doanh tăng trưởng đột biến trong năm 2017. Theo đó, năm 2017, nhờ thị trường chứng khoán khởi sắc, công ty ghi nhận doanh thu tăng trưởng cao đạt 154 tỷ đồng, gấp 6 lần năm trước và hoàn thành 963% kế hoạch đề ra. Trong đó, doanh thu hoạt động môi giới (mảng chủ lực) đạt doanh thu 107,4 tỷ đồng, lãi từ các tài sản tài chính đạt gần 20 tỷ đồng.

Chi phí hoạt động môi giới tăng gấp 4 lần, lên mức 24,4 tỷ đồng, chi phí quản lý 9 tỷ đồng. Tính chung cả năm 2017, công ty ghi nhận lợi nhuận trước thuế là 106,1 tỷ đồng, tăng gấp 20 lần kế hoạch đề ra ban đầu chỉ ở mức 1,2 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 87,9 tỷ đồng. Công ty hiện có hơn 87,7 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối.

Với kết quả kinh doanh khả quan, Hội đồng quản trị Artex đã trình lên ĐHCĐ thông qua kế hoạch chia cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ 20% bằng cổ phiếu, tương ứng phát hành thêm 6,21 triệu cổ phiếu, giá trị mệnh giá 62,1 tỷ đồng. Nguồn phát hành là từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Ngoài phát hành chia cổ tức, Artex cũng xin ý kiến cổ đông phát hành thêm 108,67 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 1:3,5. Tổng cộng hai đợt phát hành này là 114,88 triệu cổ phần.

Artex dự kiến sẽ thực hiện hai đợt phát hành này vào cùng một thời điểm trong quý 1 hoặc 2 năm 2018 hoặc một thời điểm khác trong năm nay ngay sau khi được Uỷ ban chứng khoán nhà nước chấp thuận. Toàn bộ cổ phần phát hành thêm sẽ được lưu kí và giao dịch bổ sung tại Upcom hoặc niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán (nếu công ty niêm yết trên sàn). Trước đó, trong năm 2017, Artex đã hoàn thành đợt phát hành riêng lẻ 17,55 triệu cổ phần nâng vốn điều lệ lên mức 310,5 tỷ đồng.

Cổ đông đã chất vấn hội đồng quản trị vì sao Artex có lãi mà không chia cổ tức bằng tiền mặt, thay vì chia cổ phiếu và đồng thời lại phát hành ồ ạt số lượng lớn lên tới 114,88 triệu cổ phần, khiếp thị giá ART có khả năng bị ảnh hưởng tiêu cực.

Ông Lê Tiến Đông, Phó Tổng giám đốc giải thích, ban lãnh đạo nhận định cơ hội thị trương hiện rất hấp dẫn khi quy mô và giao dịch tăng rất mạnh. “Chúng tôi muốn dành hết nguồn lợi nhuận để lại hơn 300 tỷ đồng dùng cho vay ký quỹ, đem lại lãi suất 15% là khá hấp dẫn. Khi có nguồn vốn thì nhà đầu tư sẽ giao dịch tại công ty nhiều hơn, tăng nguồn thu phí”, ông Đông nói, giải thích thêm Artex vừa lọt vào Top 10 công ty chứng khoán có thị phần lớn nhất Việt Nam năm qua, nhưng hiện các dịch vụ mà công ty cung cấp còn ít, chủ yếu là nghiệp vụ môi giới thì không đáp ứng được nhu cầu của nhiều nhà đầu tư, nhất là khách hàng lớn. Nguồn thu phí môi giới cũng “chẳng thấm vào đâu”. Do đó, ông Đông mong cổ đông thông cảm và chia sẻ việc nhận cổ tức bằng cổ phiếu.

Tăng năng lực tài chính

Cũng theo lãnh đạo Artex, công ty muốn tăng vốn pháp định lên hơn 1.000 tỷ đồng nhằm đủ điều kiện tham gia cung cứng nghiệp vụ bảo lãnh, chứng khoán phái sinh, phát hành chứng quyền có bảo đảm… Trong đó, khi chứng khoán phái sinh được ra mắt thị trường đã thu hút lượng nhà đầu tư tham gia, song hiện chỉ có 5 công ty chứng khoán lớn chia nhau miếng bánh thị phần với nguồn thu phí rất lớn, vượt cả doanh thu năm 2017 của Artex.

“Khi nắm bắt xu hướng mới thì phải nhập cuộc ngay, xác định đầu tư bài bản ngay từ bây giờ. Nếu không làm thì thị phần còn khó giữ được chứ chưa nói tới phát triển được hơn”, ông Đông nhấn mạnh. Điều này cũng đi định hướng phát triển ngân hàng đầu tư của Arttex, theo đó sẽ đầu tư trụ sở mới, hệ thống cơ sở hạ tầng, công nghệ mới quy mô lớn hơn…

Cũng liên quan tới kế hoạch tăng vốn nghìn tỷ này, lãnh đạo Artex giải thích về các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận năm 2018 đặt ra ở mức thấp với 180 tỷ đồng doanh thu và 120 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, lần lượt tăng trưởng 16,8% và 13,1%. “Kế hoạch này được xây dựng dựa trên mức vốn hiện tại 310 tỷ đồng là thấp so với tiềm năng thị trường (dự kiến tăng trưởng 60% trong năm). Vì chúng ta đã đến ngưỡng tăng trưởng của công ty nên HĐQT trình kế hoạch tăng vốn”, ông Đông nói.

Một cổ đông chất vấn ban lãnh đạo về giá cổ phiếu ART trên sàn UpCom liên tục giảm thấp và có nguy cơ giảm sâu hơn sau đợt phát hành 114,88 triệu cổ phiếu trong thời gian tới?

Sau đợt phát hành 17,55 triệu cổ phiếu trong năm 2017, giá cổ phiếu ART trên sàn UpCoM giao dịch ở mức 14.000 đồng/CP và trong đợt “bão” thị trường gần đây, ART đã sụt giảm rất mạnh 42% xuống đáy 8.100 đồng/CP. Phiên 9/2, mã ART đã hồi mục lên quanh mức 9.000 đồng/CP, tức giảm 35,7% so với hồi tháng 12.

Lãnh đạo Artex cho biết, giá ART hiện đang thấp dưới giá trị sổ sách. Theo báo cáo tài chính, công ty có tài sản ngắn hạn hơn 926 tỷ đồng, chủ yếu là tiền cho vay ký quỹ, cho vay ứng trước dành cho khách hàng. Trong khi đó, nợ ngắn hạn hơn 33 tỷ đồng chủ yếu là các khoản thuế chưa quyết toán, chưa nộp, không có các khoản nợ khác… Điều này cho thấy công ty đang sử dụng vốn hiệu quả, tạo nguồn thu phí tốt.

Giá cổ phiếu ART hiện giảm sâu do nhiều nguyên nhân, như: quy mô công ty nhỏ, chưa được chú ý, kết quả kinh doanh năm 2017 tăng trưởng đột biến ngoài sức tưởng tượng của giới đầu tư, giá giảm do thị trường chung giảm… Hơn nữa, lãnh đạo Artex thừa nhận có lý do ở vấn đề minh bạch thông tin và sẽ cố gắng cải thiện tình hình quan hệ nhà đầu tư, cổ đông trong thời gian tới.

Khoản đầu tư cổ phiếu AMD bị lỗ 

Mới đây, Artex đã mua vào 3 triệu cổ phiếu AMD trong khoảng thời gian từ 18 đến 31/1/2018, chiếm 4,62% vốn điều lệ công ty này. Trong khoản thời gian này, giá cố phiếu AMD đã giảm rất mạnh từ vùng 8.900 đồng/CP xuống còn 5.890 đồng/CP đóng cửa phiên 9/2. Tức khoản đầu tư của Artex tại AMD đã tạm “bốc hơi” 34%.

Liên quan tới khoản đầu tư vào cổ phiếu AMD gây thua lỗ trong năm 2017, lãnh đạo Artex giải thích, công ty không chủ trường đầu tư vào cổ phiếu niêm yết song riêng trường hợp AMD là khoản đầu tư lợi ích lâu dài. Hiện, AMD là công ty khai khoáng lớn nhất trên sàn, sở hữu 3 mỏ đá có năng suất khai thác hơn 3 triệu tấn/ năm, và đang có mức độ tăng trưởng trên 20% mỗi năm… Công ty xác định đầu tư vào AMD đi kèm với các cam kết hợp tác về bảo lãnh phát hành, tư vấn cho các kế hoạch tài chính lâu dài của đối tác này.

>> Ông Trịnh Văn Quyết đã gom 2 triệu cổ phiếu Artex, nâng sở hữu lên 19,48% vốn

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...