Chứng khoán KIS đi “giật lùi”

Trong quý 2/2024, các mảng kinh doanh chính của Chứng khoán KIS đều ghi nhận sự tăng trưởng khởi sắc. Tuy nhiên, chi phí hoạt động và quản lý doanh nghiệp bị độn lên cao khiến lợi nhuận sau thuế của công ty chứng khoán này chỉ còn 102 tỷ đồng...

Chứng khoán KIS đi “giật lùi”

Mới đây, Công ty Cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam (KIS) đã công bố báo cáo tài chính quý 2/2024 với nhiều điểm đáng chú ý. Cụ thể, kết thúc kỳ kinh doanh, công ty chứng khoán này đã mang về hơn 653 tỷ đồng doanh thu, tăng 69% so với cùng kỳ năm trước.

Xét trong cơ cấu doanh thu, các mảng kinh doanh chính đều ghi nhận sự tăng trưởng. Trong đó, lãi từ tài sản tài chính FVTPL tăng gấp 2,6 lần cùng kỳ, đạt gần 356 tỷ đồng. Lãi từ các khoản cho vay và phải thu tăng 23%, xấp xỉ đạt 157 tỷ đồng. Doanh thu môi giới chứng khoán cũng tăng 25%, đạt 112 tỷ đồng. Chứng khoán KIS cũng ghi nhận thêm 700 triệu đồng doanh thu từ hoạt động tư vấn. Ngoài ra, thu nhập hoạt động khác tăng mạnh 3,3 lần, đem về 514,6 triệu đồng.

Điểm tiêu cực duy nhất trong cơ cấu doanh thu quý 2/2023 là lãi từ các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM) giảm 22% về còn 25,5 tỷ đồng.

Trong khi đó, tổng chi phí hoạt động quý 2 ghi nhận gần 447 tỷ đồng, gấp 2,1 lần cùng kỳ, với toàn bộ các khoản chi phí đều tăng mạnh. Lỗ tài sản tài chính FVTPL đang chiếm tỷ trọng lớn nhất, với 293 tỷ đồng, gấp 3,3 lần cùng kỳ.

Chưa kể, chi phí quản lý doanh nghiệp bị độn lên cao, với mức tăng 71%, đạt hơn 76 tỷ đồng, trong khi phí tài chính tăng đột biến, gấp 6,8 lần cùng kỳ, đạt 5,1 tỷ đồng.

Do đó, dù doanh thu khởi sắc, song chi phí bỏ ra cao khiến lợi nhuận trước thuế của công ty chứng khoán này giảm nhẹ 4% so với cùng kỳ, đạt hơn 126 tỷ đồng. Khấu trừ các chi phí, Chứng khoán KIS ghi nhận lợi nhuận sau thuế chỉ còn 102 tỷ đồng.

Tính chung 6 tháng đầu năm, Chứng khoán KIS đem về 1.256 tỷ đồng doanh thu hoạt động, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2023. Lãi sau thuế đạt 256 tỷ đồng, tăng trưởng 39% so với cùng kỳ 2023.

Tính đến hết tháng 6/2024, quy mô tài sản của công ty chứng khoán vốn Hàn Quốc này đạt gần 12.230 tỷ đồng, tăng 24% so với đầu năm. Các khoản cho vay đang chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản, tăng 18% so với cùng kỳ, đạt gần 7.856 tỷ đồng, đa số từ tiền gốc cho vay hoạt động ký quỹ (margin).

Báo cáo còn cho biết, Chứng khoán KIS hiện nắm 1.610 tỷ đồng tài sản FVTPL (theo giá gốc), tăng hơn 550 tỷ sau nửa đầu năm và tăng 475 tỷ so với cuối quý I/2024. Trong danh mục FVTPL, cổ phiếu niêm yết đạt hơn 653 tỷ đồng; chứng chỉ quỹ ghi nhận hơn 500 tỷ đồng.

Đáng chú ý, khoản đầu tư trái phiếu doanh nghiệp ghi nhận hơn 441 tỷ đồng, tăng mạnh 353 tỷ đồng sau 1 quý.

Trong bảng cân đối kế toán, dư nợ vay ngắn hạn chiếm đến 85% nợ phải trả của Chứng khoán KIS, giá trị hơn 5.688 tỷ đồng, tăng 48% so với đầu năm, chủ yếu do phát sinh vay thêm hơn 1.488 tỷ đồng từ ngân hàng nước ngoài, lãi suất vay thả nổi bằng lãi suất tham chiếu cộng lãi biên từ 1 – 1,2%/năm áp dụng cho đồng USD.

Theo kế hoạch đề ra hồi đầu năm, Chứng khoán KIS đặt kế hoạch doanh thu 1.051 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 678 tỷ đồng trong năm 2024. Theo đó, doanh nghiệp chứng khoán này đã hoàn thành 47% mục tiêu lợi nhuận cả năm sau hai quý kinh doanh.

Chứng khoán KIS là công ty chứng khoán thứ 2 công bố báo cáo tài chính quý 2/2024 và cũng là đơn vị đầu tiên báo lãi giảm. Trước đó, Công ty Cổ phần Chứng khoán MB (MBS) cho biết doanh thu hoạt động trong quý 2/2024 đạt 883,3 tỷ đồng, gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm trước.

Hầu hết các mảng kinh doanh chính đều ghi nhận kết quả tăng trưởng. Đặc biệt, lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) tăng vọt 380,3% lên mức 341 tỷ đồng. Lãi từ các khoản cho vay và phải thu đạt 261,7 tỷ đồng, tương ứng tăng 88,1% so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, doanh thu nghiệp vụ môi giới chứng khoán tăng 31,6%, đạt 179,3 tỷ đồng. Doanh thu nghiệp vụ lưu ký chứng khoán cũng tăng mạnh 68,6%, lên mức 8,6 tỷ đồng. Tương tự, doanh thu hoạt động tư vấn tài chính đạt 13 tỷ đồng, tăng gấp 4,3 lần so với cùng kỳ quý 2/2023.

Cùng chiều doanh thu, chi phí hoạt động cũng tăng gấp 3,7 lần, đạt mức 438,8 tỷ đồng. Trong đó, chi phí hoạt động tư vấn tài chính tăng 139,5% so với cùng kỳ, lên 4,3 tỷ đồng. Chi phí nghiệp vụ môi giới chứng khoán cũng tăng 36,7% đạt 136,4 tỷ đồng.

Kết quả, MBS báo lãi sau thuế 216,7 tỷ đồng trong quý 2/2024, tăng gấp 1,75 lần so với cùng kỳ.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, MBS thu về 1.556 tỷ đồng doanh thu hoạt động, tăng 111,3%. Cùng với đó, lợi nhuận trước thuế đạt 500,2 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 399,2 tỷ đồng, lần lượt tăng 63% và 63,1% so với cùng kỳ năm trước.

Tại thời điểm ngày 30/6/2024, tổng tài sản của MBS đạt hơn 17.593 tỷ đồng, trong đó phần lớn là tài sản ngắn hạn chiếm 17.302 tỷ đồng, còn lại 291,1 tỷ đồng là tài sản dài hạn.

Bên cạnh đó, tổng số nợ phải trả của công ty là 12.185 tỷ đồng, chiếm phần lớn là nợ ngắn hạn với 11.123 tỷ đồng, nợ dài hạn chiếm 1.061 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của công ty tính đến hết quý 2/2024 đạt 5.408 tỷ đồng, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Tính đến hết quý 2/2024, doanh thu cho vay hoạt động ký quỹ đạt 9.822 tỷ đồng, 15,3% so với thời điểm cuối năm 2023.

Xem thêm

MBS: Năm 2024, tăng trưởng tín dụng ước đạt 13 - 14%, dự báo lợi nhuận ngành ngân hàng sẽ “sáng chói”

MBS: Năm 2024, tăng trưởng tín dụng ước đạt 13 - 14%, dự báo lợi nhuận ngành ngân hàng sẽ “sáng chói”

NIM trong năm 2024 của hầu hết các ngân hàng chỉ tăng nhẹ so với 2023 và sẽ không cao như cả năm 2022. Đặc biệt, nhóm ngân hàng  doanh được dự báo sẽ không có được sự phục hồi NIM tốt như các ngân hàng thương mại cổ phần trong năm 2024 do hoạt động dưới vai trò là những công cụ điều tiết...

Có thể bạn quan tâm

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...