Chứng khoán Mỹ tăng mạnh, động lực chính từ đàm phán Mỹ - Trung

Chỉ số S&P 500 chốt phiên trong sắc xanh nhờ đà tăng mạnh của cổ phiếu Tesla và kỳ vọng vào kết quả tích cực từ các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc…

Chứng khoán Mỹ tăng mạnh, động lực chính từ đàm phán Mỹ - Trung

Kết thúc phiên 10/6, chỉ số Dow Jones nhích 0,25% lên 42.866,87 điểm, S&P 500 tăng 0,55% đạt 6.038,81 điểm và Nasdaq cộng 0,63% thành 19.714,99 điểm.

Trong số 11 nhóm ngành chính thuộc S&P 500, có tới 10 nhóm tăng điểm, dẫn đầu là năng lượng với mức tăng 1,77%, theo sau là tiêu dùng không thiết yếu leo 1,19%.

Ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn nhất Phố Wall, Tesla ghi nhận đà tăng mạnh 5,6%. Cổ phiếu Alphabet thêm 1,4% sau khi Reuters đưa tin OpenAI có kế hoạch sử dụng dịch vụ đám mây của Google để đáp ứng nhu cầu điện toán ngày càng tăng. Trong khi đó, Microsoft giảm nhẹ 0,4%.

Cổ phiếu Snap trượt 0,1% sau công bố công ty sẽ ra mắt dòng kính thông minh đầu tiên vào năm tới, trực tiếp cạnh tranh với Meta trong lĩnh vực thiết bị đeo thông minh.

Tin tức được chú ý trong ngày là việc Mỹ và Trung Quốc đạt được một thoả thuận mang tính khuôn khổ nhằm thực hiện hóa kết quả của cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, cũng như từ vòng đàm phán đầu tiên tại Geneva (Thụy Sĩ) hôm 11/5 vừa qua.

Vậy là vòng đàm phán thương mại Mỹ - Trung tại London đã kết thúc sau 2 ngày làm việc.

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick chia sẻ: "Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã bắt tay đồng thuận về một khuôn khổ mới. Chúng tôi sẽ triển khai ngay sau khi Tổng thống Trump phê duyệt".

Với kỳ vọng Mỹ sẽ đạt được các thỏa thuận thương mại với các đối tác, chỉ số S&P 500 hiện đang giao dịch sát mức đỉnh lịch sử được thiết lập hồi tháng Hai. “Thị trường tin tưởng rằng các bên sẽ tìm ra giải pháp và mức thuế ngày 2/4 sẽ không trở thành hiện thực”, ông Scott Ladner, Giám đốc đầu tư tại Horizon Investments nhận định.

Nhưng mới đây nhất, Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2025 xuống còn 2,3%, tương đương mức giảm 0,4 điểm phần trăm, và cảnh báo rằng thuế quan và sự bất định đang tạo ra lực cản lớn đối với hầu hết các nền kinh tế.

Hiện tại, giới đầu tư đang chờ đợi dữ liệu lạm phát tiêu dùng Mỹ để tìm thêm manh mối về định hướng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Khối lượng giao dịch trên các sàn chứng khoán Mỹ là 18,5 tỷ cổ phiếu, cao hơn mức trung bình 17,9 tỷ cổ phiếu trong 20 phiên vừa qua.

GIÁ DẦU DUY TRÌ Ở MỐC CAO

Trên thị trường năng lượng, giá dầu tiếp tục giữ mức cao trong bảy tuần khi thị trường theo dõi sát sao diễn biến cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Hợp đồng tương lai dầu Brent giảm nhẹ 17 cent, tương đương 0,3%, xuống còn 66,87 USD/thùng. Dầu WTI của Mỹ giảm 31 cent, tương đương 0,5%, xuống mức 64,98 USD/thùng. Trước đó vào 9/6, giá dầu Brent đã chạm mức cao nhất kể từ ngày 22/4 và dầu WTI cao nhất kể từ ngày 3/4.

Vòng đàm phán giữa các quan chức Mỹ và Trung Quốc tại London đã khép lại với kết quả khả quan. Giới phân tích kỳ vọng rằng một thỏa thuận thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu, từ đó kéo theo nhu cầu dầu gia tăng và hỗ trợ giá.

Về phía cung, Saudi Aramco – công ty dầu khí quốc gia của Ả Rập Xê Út – sẽ xuất khẩu khoảng 47 triệu thùng dầu cho các nhà máy lọc dầu Trung Quốc trong tháng 7, giảm 1 triệu thùng so với hạn mức của tháng 6, theo Reuters dẫn nguồn tin.

Điều này có thể là dấu hiệu sớm cho thấy việc nới lỏng cắt giảm sản lượng của OPEC+ có thể không mang lại nguồn cung bổ sung đáng kể, ông Harry Tchilinguirian, Trưởng bộ phận nghiên cứu tại Onyx Capital lưu ý.

Trước đó, OPEC+, khối liên minh sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ - chiếm khoảng một nửa sản lượng dầu thế giới, đã đề xuất tăng sản lượng thêm 411.000 thùng/ngày trong tháng 7, đánh dấu tháng thứ tư liên tiếp nhóm này tìm cách nới lỏng các biện pháp cắt giảm sản lượng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chứng khoán FPTS giải thích gì về sự cố giao dịch

Chứng khoán FPTS giải thích gì về sự cố giao dịch

Chứng khoán FPT vừa công bố báo cáo sự cố kỹ thuật ảnh hưởng đến dữ liệu giao dịch ngày 16/6, đồng thời thông báo kế hoạch phát hành gần 10 triệu cổ phiếu ESOP, thu hút sự quan tâm từ giới đầu tư...

Cổ phiếu MPC tăng hơn 33% trong 4 phiên

Cổ phiếu MPC tăng hơn 33% trong 4 phiên

Chỉ trong 4 phiên giao dịch, cổ phiếu MPC của Thủy sản Minh Phú đã tăng hơn 33%, gây chú ý mạnh trên thị trường. Sóng tăng diễn ra ngay sau thông tin chia cổ tức tiền mặt và những thay đổi đáng chú ý trong nội bộ doanh nghiệp “vua tôm”...

Dòng tiền lan tỏa, cơ hội ngắn hạn rõ nét

Dòng tiền lan tỏa, cơ hội ngắn hạn rõ nét

Thị trường bật tăng đầu tuần, VN-Index vượt ngưỡng 1.330 điểm với lực kéo từ nhóm dầu khí. Các công ty chứng khoán kỳ vọng đà phục hồi tiếp diễn, hướng vùng kháng cự 1.350 điểm...

Cổ phiếu dầu khí "bùng nổ"

Cổ phiếu dầu khí "bùng nổ"

Thị trường chứng khoán Việt Nam phiên 16/6 chứng kiến làn sóng tăng giá lan rộng, trong đó nổi bật nhất là nhóm cổ phiếu dầu khí đồng loạt tăng trần, thiết lập mặt bằng giá mới sau thời gian dài phân hóa...

Ai là "vua" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt?

Ai là "vua" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt?

Giữa lúc nhiều doanh nghiệp thiếu hụt thanh khoản, loạt ông lớn như Vingroup, Viettel Global, BSR hay GAS vẫn ghi dấu với hàng chục nghìn tỷ đồng tiền mặt, khẳng định sức mạnh tài chính và hiệu quả kinh doanh vượt trội...