Chứng khoán Yuanta: Lãi bán niên tăng 42%, dư nợ cho vay margin vượt 4.200 tỷ đồng

Tính đến hết tháng 6/2024, Chứng khoán Yuanta đang sở hữu quy mô tài sản 5.558 tỷ đồng, tăng 20% so với đầu năm. Tài sản tăng chủ yếu đến từ khoản cho vay ký quỹ (margin). Cụ thể hơn, cho vay margin tại cuối quý 2 đạt 4.206 tỷ đồng, tăng 9% so với cuối quý 1 và cao nhất từ trước đến nay...

Chứng khoán Yuanta: Lãi bán niên tăng 42%, dư nợ cho vay margin vượt 4.200 tỷ đồng

Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) mới đây đã công bố kết quả kinh doanh riêng quý 2/2024 với doanh thu hoạt động tăng 21% so với cùng kỳ năm trước, đạt 170 tỷ đồng.

Nhìn vào báo cáo có thể thấy, doanh thu tăng chủ yếu đến từ mảng cho vay và phải thu và môi giới chứng khoán, với mức tăng lần lượt 60% và 40%. Trong khi đó, lãi từ các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM) giảm mạnh 73% về còn 9 tỷ đồng.

Trong khi đó, chi phí hoạt động của công ty trong kỳ tăng cao 36%. Công ty cho biết chi phí tăng phần nhiều đến từ nghiệp vụ môi giới, chi phí đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin và chi phí nhân sự.

Kết quả, YSVN ghi nhận lãi sau thuế quý 2 đạt 34 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Trong 5 quý gần nhất (từ quý 2/2023 đến nay), lãi sau thuế đều dao động ở mức 30 - 40 tỷ đồng.

Tính chung 6 tháng đầu năm, YSVN thu về 71 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 42% so với cùng kỳ.

Tính đến ngày 30/6/2024, doanh nghiệp chứng khoán này đang sở hữu quy mô tài sản 5.558 tỷ đồng, tăng 20% so với đầu năm. Tài sản tăng chủ yếu đến từ khoản cho vay ký quỹ (margin). Cụ thể hơn, cho vay margin tại cuối quý 2 đạt 4.206 tỷ đồng, tăng 9% so với cuối quý 1 và cao nhất từ trước đến nay. Khoản ứng trước tiền bán đạt 19 tỷ đồng.

Ở hoạt động tự doanh, giá trị tài tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) cuối kỳ chưa đến 1 tỷ đồng, gồm chủ yếu các cổ phiếu chưa niêm yết. Bên cạnh đó, khoản HTM đạt giá trị 723 tỷ đồng.

Cùng thời điểm, Công ty Chứng khoán Kafi cũng vừa công bố kết quả kinh doanh quý 2/2024. Số liệu từ báo cáo cho thấy doanh thu hoạt động trong kỳ đạt 210 tỷ đồng, gấp 1,9 lần cùng kỳ năm trước. Trong đó, lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) tăng 43%, doanh thu môi giới gấp 7 lần, lãi từ các khoản cho vay và phải thu gấp 3 lần.

Đồng thời, các chi phí hoạt động, chi phí tài chính và chi phí quản lý cũng gia tăng do mở rộng kinh doanh, tăng đầu tư công nghệ, thương hiệu và nhân sự.

Theo đó, Chứng khoán Kafi báo lãi sau thuế đạt 49 tỷ đồng, gấp 2,4 lần cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm, lãi sau thuế đạt 75 tỷ đồng, gấp 2,5 lần cùng kỳ.

Dư nợ cho vay margin cuối kỳ đạt 3.921 tỷ đồng, gấp ba lần so với cuối quý 1 và gấp 3,6 lần thời điểm đầu năm. Khoản ứng trước tiền bán đạt gần 56 tỷ đồng, gấp lần lượt 4,5 lần và 6,8 lần.

Tương tự, Công ty Chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương (Chứng khoán Apec - mã chứng khoán: APS) cho biết, doanh thu hoạt động trong quý 2/2024 ghi nhận 155 tỷ đồng, giảm 34% so với cùng kỳ năm trước. Lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) chiếm phần lớn cơ cấu, với 148 tỷ đồng.

Đáng chú ý, chi phí hoạt động trong kỳ đã giảm tới 45% về còn 116 tỷ đồng, nhờ giảm lỗ FVTPL. Theo đó, công ty báo lãi sau thuế 27 tỷ đồng, tăng 69% so với cùng kỳ.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu hoạt động của Chứng khoán Apec đã giảm một nửa so với cùng kỳ về 179 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận 35 tỷ đồng, khả quan hơn con số lỗ 137 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước.

Chứng khoán Apec đang sở hữu quy mô tài sản 828 tỷ đồng, tăng 3% so với đầu năm. Ở mảng tự doanh, giá trị thị trường khoản FVTPL cuối kỳ ghi nhận 472 tỷ đồng, ước lỗ 30% (tương đương 198 tỷ đồng) so với giá gốc. Mức lỗ này đã cải thiện so với đầu năm là 227 tỷ đồng.

Các cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất danh mục tiếp tục là API, IDJ, CSC, TNH, Apec Group, Apec Finance. Riêng 6 khoản đầu tư này chiếm 87% danh mục. Đồng thời, cho vay margin cuối kỳ đạt 149 tỷ đồng, cao hơn lần lượt 3% và 10% so với thời điểm 3 tháng và 6 tháng trước.

Xem thêm

Chứng khoán KIS đi “giật lùi”

Chứng khoán KIS đi “giật lùi”

Trong quý 2/2024, các mảng kinh doanh chính của Chứng khoán KIS đều ghi nhận sự tăng trưởng khởi sắc. Tuy nhiên, chi phí hoạt động và quản lý doanh nghiệp bị độn lên cao khiến lợi nhuận sau thuế của công ty chứng khoán này chỉ còn 102 tỷ đồng...

Có thể bạn quan tâm

Chứng khoán Mỹ tiếp đà tăng, giá dầu nhảy vọt 2%

Chứng khoán Mỹ tiếp đà tăng, giá dầu nhảy vọt 2%

Phố Wall chốt phiên 12/9 với mức tăng ổn định sau khi dữ liệu lạm phát mới củng cố kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm trong cuộc họp ngày 18/9 tới...

La Nina "thắp sáng" cổ phiếu ngành điện

La Nina "thắp sáng" cổ phiếu ngành điện

Hiện tượng La Nina đang tạo đà cho cổ phiếu ngành điện tăng trưởng mạnh mẽ. Sản lượng tiêu thụ điện tăng cao nhờ sự tăng trưởng của hoạt động sản xuất công nghiệp và nhu cầu điện lớn, mở ra triển vọng tích cực cho các doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt là thủy điện...

Siêu bão Yagi “nhấn chìm” cổ phiếu bảo hiểm

Siêu bão Yagi “nhấn chìm” cổ phiếu bảo hiểm

Diễn biến tiêu cực của nhóm ngành bảo hiểm diễn ra trong bối cảnh các doanh nghiệp liên tiếp công bố các số liệu về thiệt hại và bồi thường cho khách hàng sau tổn thất từ cơn bão số 3 – bão Yagi...

Áp lực bán vẫn chi phối, thị trường chứng khoán tiếp tục đối mặt với nguy cơ điều chỉnh sâu

Áp lực bán vẫn chi phối, thị trường chứng khoán tiếp tục đối mặt với nguy cơ điều chỉnh sâu

Áp lực bán vẫn chi phối và thị trường tiếp tục đối mặt với nguy cơ điều chỉnh sâu hơn nếu không có sự cải thiện rõ rệt về dòng tiền. Nhà đầu tư tiếp tục giữ tỷ trọng trung bình, tập trung vào nhóm cổ phiếu có lợi thế cạnh tranh dài hạn và chờ đợi tín hiệu xác nhận từ xu hướng...

Siêu bão Yagi "thổi tốc" cổ phiếu nào?

Siêu bão Yagi "thổi tốc" cổ phiếu nào?

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tôn mạ, ống thép và vật liệu xây dựng được dự đoán sẽ có thể hưởng lợi từ nhu cầu vật liệu xây dựng tăng cao…