Chương trình Bữa sáng doanh nhân ngày 19/8 có gì đặc biệt?

Trong chương trình Bữa sáng doanh nhân ngày 19/8, bà Nguyễn Đặng Tuấn Minh, Chuyên gia hỗ trợ Khởi nghiệp thuộc Trung tâm Chuyển giao tri thức và Hỗ trợ khởi nghiệp, ĐHQG Hà Nội sẽ có những chia sẻ về chuyên đề "Đổi mới dòng doanh thu thông qua tăng tốc kinh doanh số"...

Chương trình Bữa sáng doanh nhân ngày 19/8 được tổ chức trong khuôn khổ hợp tác toàn diện giữa hai Hiệp hội VACOD - HBA và Đại học quốc gia Hà Nội sẽ cung cấp cách tiếp cận mới, tinh gọn, mang lại hiệu quả thiết thực, trực tiếp trên dòng doanh thu của doanh nghiệp, thích ứng với tình hình kinh doanh thực tế.

Với kinh nghiệm và sự thấu hiểu những thách thức mà doanh nghiệp đang đối mặt về sụt giảm doanh thu, loay hoay thay đổi mô hình kinh doanh để sống sót và tối ưu hóa việc quản trị đổi mới trong doanh nghiệp, bà Nguyễn Đặng Tuấn Minh chắc chắn sẽ mang lại những kiến thức hữu ích cho các doanh nghiệp của hai hiệp hội VACOD - HBA.

Bà Nguyễn Đặng Tuấn Minh hiện là Giám đốc điều hành và đồng sáng lập KisStartup, tổ chức hỗ trợ đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp và cố vấn khởi nghiệp với sứ mệnh đồng hành cùng các doanh nghiệp khởi nghiệp trong hoạt động nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo, hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo hiệu quả hơn, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng.

1_XCY2Qn60esbJd7o1vbvXYg.jpeg
Bà Nguyễn Đặng Tuấn Minh, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập KisStartup

Bà Tuấn Minh cũng là chuyên gia đổi mới và kinh doanh điện tử, với 15 năm kinh nghiệm làm việc trong tư vấn, huấn luyện và đào tạo về tinh thần kinh doanh, phát triển kinh doanh, và quản lý doanh nghiệp kỹ thuật số.

Năm 2018, bà được Bộ ngoại giao Mỹ lựa chọn là 1 trong 16 lãnh đạo nữ toàn cầu tham gia chương trình Hợp tác Cố vấn dành cho Phụ nữ Toàn cầu của Bộ Ngoại Giao Mỹ cùng với đại diện từ 13 quốc gia khác trên thế giới.

Với sứ mệnh đồng hành cùng các doanh nghiệp khởi nghiệp trong hoạt động nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo, bà Nguyễn Đặng Tuấn Minh cho rằng điểm yếu của nhiều doanh nghiệp Việt Nam là tốc độ đổi mới các mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp tương đối chậm, khả năng thay đổi để thích ứng chưa thực sự cao, nhất là với những biến chuyển mạnh mẽ của công nghệ, thị trường, sự xuất hiện các xu hướng mới, thách thức mới.

Bên cạnh đó, sự thay đổi diễn ra chậm, sự thụ động khiến doanh nghiệp Việt bỏ lỡ nhiều cơ hội, đặc biệt ở các ngành nghề kinh doanh truyền thống.

abc.jpg
Bà Tuấn Minh trong chương trình đào tạo, đổi mới mô hình kinh doanh trong xuất khẩu

Chia sẻ về cách tạo dòng doanh thu mới trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, bà Minh nói: "Muốn tạo ra dòng doanh thu mới, doanh nghiệp phải quan sát thị trường tỉ mỉ hơn, tạo ra dòng doanh thu kết hợp với cắt giảm chi phí hiệu quả và gia tăng tận dụng công nghệ mới trong việc tìm kiếm thị trường mới, nhóm khách hàng mới và có thể tìm ra những sản phẩm, dịch vụ mới. Trong quá trình này, doanh nghiệp cần tập trung phát triển nội lực và khả năng thích nghi, sáng tạo và không ngừng tìm kiếm những cơ hội mới trong và ngoài nước".

Song song với đó, bà Nguyễn Đặng Tuấn Minh cũng cho rằng hiện nay, hầu bao người tiêu dùng thắt chặt hơn, doanh nghiệp tiết kiệm chi tiêu hơn cũng khiến doanh nghiệp phải tự đặt cho mình áp lực phải sáng tạo hơn trong việc đưa ra nhiều lựa chọn hơn cho khách hàng.

Quá trình này có thể dẫn đến những điều chỉnh tạm thời của mô hình kinh doanh, nhưng cũng có thể nó sẽ tạo ra những thay đổi lớn lao cho chính doanh nghiệp. Những thách thức luôn mang đến cơ hội, quan trọng là doanh nghiệp nắm bắt được những cơ hội này và khai thác hiệu quả.

Hi vọng trong Bữa sáng doanh nhân ngày 19/8, cùng với những chia sẻ của bà Nguyễn Đặng Tuấn Minh về đổi mới dòng doanh thu thông qua tăng tốc kinh doanh số, các doanh nghiệp có thể giải quyết những khó khăn như: Không tạo được dòng doanh thu mới cho doanh nghiệp; Không thể gia tăng những nguồn doanh thu hiện tại; Chi trả tiền cho các kênh trực tuyến nhưng không hiệu quả; Không tối ưu được chi phí nói riêng và vấn đề quản trị nói chung...

Tầm nhìn của KisStartup hướng đến là một cộng đồng liên tục phát triển của những cá nhân, tổ chức đổi mới sáng tạo, xây dựng, phát triển tại Việt Nam, hoạt động trên phạm vi toàn cầu và sáng tạo những tác động bền vững... KisStartup là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam triển khai một cách có hệ thống chương trình đào tạo về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tinh gọn cho các đối tượng khác nhau như khởi nghiệp, doanh nghiệp, giảng viên các trường đại học, các cán bộ quản lý thuộc các bộ ban ngành từ năm 2015.

Xem thêm

Chương trình Bữa sáng Doanh nhân ngày 22/7: “Đừng để công trình nghiên cứu có giá trị xếp gầm bàn, hãy đưa vào cuộc sống!”

Chương trình Bữa sáng Doanh nhân ngày 22/7: “Đừng để công trình nghiên cứu có giá trị xếp gầm bàn, hãy đưa vào cuộc sống!”

TS Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch hai Hiệp hội VACOD và HBA đã kêu gọi, thúc đẩy tăng cường sự kết nối giữa nhà khoa học và các doanh nhân nhằm nỗ lực tạo ra những sản phẩm giá trị phục vụ đời sống. Đồng thời, Chủ tịch Nguyễn Hồng Sơn cũng đề xuất, gợi mở một loạt những ý tưởng mang tính chất “đặt hàng”. Trong khi đó, PGS-TS Nguyễn Hồng Sơn – Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhìn nhận VACOD và HBA đang có những hoạt động thiết thực, bổ ích, hiệu quả…

Có thể bạn quan tâm

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm phân tích các động lực tăng trưởng trong năm 2025

Cơ sở để hiện thực hóa mục tiêu GDP 8%

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng năm 2025 phải thực hiện kích cầu tiêu dùng trong nước, đây là nhiệm vụ rất quan trọng không chỉ Việt Nam thực hiện mà rất nhiều nước trên thế giới cũng triển khai...

Quỹ đầu tư 22.000 tỷ đồng "đặt cược" lớn vào MIG: Kỳ vọng tăng trưởng thị trường bảo hiểm

Quỹ đầu tư 22.000 tỷ đồng "đặt cược" lớn vào MIG: Kỳ vọng tăng trưởng thị trường bảo hiểm

Quỹ đầu tư Pyn Elite Fund, một trong những quỹ ngoại hàng đầu trên thị trường chứng khoán Việt Nam với tổng tài sản quản lý lên đến 815 triệu EUR (khoảng 22.000 tỷ đồng), vừa thông báo kế hoạch mua thêm gần 2,6 triệu cổ phiếu MIG của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC).