Bài toán "tắc đường" giao dịch chứng khoán: Khó có lời giải trong ngắn hạn

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang có chuỗi ngày giao dịch khá tích cực cả về điểm số lẫn thanh khoản. Tuy nhiên, một vấn đề nổi cộm hiện nay đang khiến các nhà đầu tư bức xúc chính là năng lực của hệ thống giao dịch.
Bài toán "tắc đường" giao dịch chứng khoán: Khó có lời giải trong ngắn hạn

Chưa khi nào thị trường chứng khoán lại liên tục xảy ra nghẽn lệnh cục bộ thường xuyên như thời gian gần đây. Bắt đầu xuất hiện từ một số phiên trong nửa cuối tháng 12/2020 và ngày càng trở nên trầm trọng hơn trong những phiên giao dịch sau Tết Nguyên đán 2021.

Hiện tượng này xuất hiện tại các phiên giao dịch đạt ngưỡng thanh khoản 14.000-17.000 tỷ đồng. Sự bất ổn của hệ thống khiến nhà đầu tư phải chịu "thiệt đơn, thiệt kép" và bắt buộc phải “sống chung” một cách đầy bức xúc.

Điểm nóng "rút phích điện"

Trên các diễn đàn, hội nhóm đầu tư chứng khoán, cụm từ “ lại rút phích điện” đang trở thành đề tài nóng bàn luận. Theo ý kiến của các nhà đầu tư, trong khoảng một tháng nay các lệnh đặt mua sau 13h30 hoặc 14h thường xuyên rơi vào trạng thái “chờ” vì nghẽn, lệnh không đẩy lên sàn được.

Cụ thể, các phiên giao dịch trên sàn HoSE khi bước qua ngưỡng 13.000 tỷ đồng thanh khoản và vào vùng 14.000 tỷ đồng thì tình trạng sàn HoSE chậm nhận lệnh, trả kết quả chậm lại diễn ra. Trầm trọng hơn là hiện tượng bảng điện tử nhảy loạn nhịp, sàn HoSE tiếp nhận lệnh từ sàn thành viên một cách nhỏ giọt hoặc không nhận.

Để khắc phục tình trạng, HoSE đã chủ động nâng lô giao dịch tối thiểu từ 10 lên 100 và chính thức được áp dụng từ ngày 4/1/2020, giải pháp này được cho là sẽ giảm thiểu tới 18% lượng giao dịch.

"Tuy nhiên, hiện tượng nghẽn lệnh vẫn chưa xử lý được dứt điểm, nhất là trong các phiên có thanh khoản rất lớn chạm đến mức 15.000 - 16.000 tỷ đồng”, ông Lê Hải Trà- Tổng giám đốc HoSE chia sẻ.

Về phía cá nhà đầu tư, “nghẽn lệnh mua bán cổ phiếu đã làm cho nhà đầu tư thiệt hại vô kể, khi giá lên cao bán không được khi giá chạm đáy mua không được, lại mất công ngồi chờ, mắt chăm chăm nhìn vào màn hình ảnh hưởng đến sức khỏe. Quá chán nản!”, nhà đầu tư Quang Lộc (Hà Nội) than phiền.

Trước phản ánh của các nhà đầu tư, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã khẩn trương họp với HoSE và các công ty chứng khoán để đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân, đề xuất giải pháp khắc phục để đảm bảo hệ thống giao dịch thông suốt.

Theo đó UBCKNN cho biết, qua khảo sát thực tế cho thấy hiện tượng “nghẽn lệnh” có một số nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính là do năng lực theo thiết kế của hệ thống giao dịch tại HoSE có giới hạn về số lượng lệnh trong một ngày giao dịch, không đáp ứng được nhu cầu giao dịch tăng đột biến ngoài dự đoán của thị trường chứng khoán trong thời gian vừa qua. 

Để khắc phục nhược điểm này, UBCKNN cho biết, đang đẩy nhanh triển khai hệ thống công nghệ thông tin mới cho toàn thị trường chứng khoán (KRX). Tuy nhiên, quá trình này sẽ có độ trễ do ảnh hưởng củ dịch Covid-19, sớm nhất cũng phải đến cuối năm nay mới đi vào hoạt động.

Câu hỏi đặt ra lúc này là từ nay đến lúc đó, giao dịch cổ phiếu vẫn sẽ tiếp tục phải chịu cảnh “tắc đường”?

Những giải pháp ngắn hạn

Theo ông Lê Hải Trà, HoSE đã đề xuất với các cơ quan quản lý cân nhắc hiệu quả của việc áp dụng một số giải pháp và hy vọng những giải pháp được triển khai trong thời gian tới sẽ có hiệu quả tích cực, giúp giảm tải hệ thống hiện nay trên HoSE trong khi chờ đợi đưa hệ thống mới và sử dụng.

Cụ thể về việc tăng lô giao dịch cổ phiếu lên 1.000. “Theo ý kiến của các chuyên gia, đây là một trong những giải pháp giảm được số lệnh nhỏ vào hệ thống, từ đó trực tiếp làm giảm áp lực lên hệ thống xử lý của HoSE. Các thị trường phát triển như Nhật Bản, Đài Loan, Singapore... đều đã trải qua lộ trình này” – ông Lê Hài Trà nói.

Theo tính toán của HoSE, việc tăng lô lên 1.000 có thể giảm 40-50% tổng số lượng lệnh giao dịch. Từ đây có thể mở đường cho những tầm cao mới của thanh khoản thị trường, nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng được bảo vệ tốt hơn thông qua việc đầu tư vào chứng chỉ quỹ phát hành bởi các công ty quản lý quỹ chuyên nghiệp.

Từ đó sẽ gián tiếp thúc đẩy sự phát triển của các quỹ đầu tư, thúc đẩy ngành quản lý quỹ phát triển, gia tăng lượng nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường theo đúng mục tiêu của Chính phủ.

Ngoài ra, HNX cũng tổ chức lấy ý kiến khảo sát các công ty chứng khoán về việc chuyển một số mã cổ phiếu từ HoSE sang HNX. Đây là việc chưa từng có trong tiền lệ phát triển thị trường chứng khoán.

Dù chưa có tiêu chí nào cụ thể về việc cổ phiếu nào sẽ phải “chuyển nhà” nhưng nhiều ý kiến cho rằng những cổ phiếu mệnh giá thấp sẽ phải di cư. Hệ thống giao dịch mới đang được nghiên cứu, và sớm nhất đưa vào vận hành cuối năm nay hoặc đầu năm sau.

Đa số các thành viên thị trường chứng khoán đều cho đây là giải pháp tốt nhất trong bối cảnh hiện nay, khi hệ thống giao dịch mới để đáp ứng dung lượng lớn hơn của thị trường còn phải mất nhiều tháng nữa mới có thể đưa vào hoạt động. Giải pháp này thuần túy mang tính chất kỹ thuật nhằm tận dụng tải trọng của hệ thống HNX, gánh bớt tình trạng quá tải trên HoSE.

Nhìn chung, theo đánh giá từ cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia phân tích thì tất cả những giải pháp trên chỉ mang tính chất ngắn hạn, dài hạn vẫn là phải nâng cao năng lực của hệ thống. 

Tuy nhiên, bài học nâng lô hồi đầu năm vẫn còn nguyên khi "không giải quyết vấn đề gì" khiến các nhà đầu tư mất niềm tin. Hay như việc chuyển cổ phiếu nhỏ từ HoSE sang HNX đang được xem là khả thi nhưng sẽ khó thực hiện.

Bởi lẽ, kahi niêm yết trên sàn HoSE các công ty đã đặt rất nhiều kỳ vọng, nhưng khi bị ép buộc chuyển qua sàn HNX, vô hình chung họ chấp nhận rằng cổ phiếu của công ty có giá trị thấp. Rất khó để đưa ra cơ sở nào cho việc bị chuyển sàn hay được ở lại sàn đối với hàng trăm mã cổ phiếu khác nhau hiện nay.

Xem thêm

BVSC nâng cấp nền tảng giao dịch chứng khoán B-WISE

BVSC nâng cấp nền tảng giao dịch chứng khoán B-WISE

Với phiên bản giao dịch trên website B-Wise, nhà đầu tư có thể Đặt lệnh giao dịch chứng khoán ngay trên bảng giá BVS@LiveBoard cùng với các tính năng vượt trội là công cụ hỗ trợ khách hàngquản lý tài sản hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...