Cơ điện Miền Trung bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt do công bố thông tin sai lệch

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu CJC hủy bỏ thông tin hoặc cải chính thông tin đối với thông tin công bố sai lệch trong Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2022...

Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ban hành số 327/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty Cổ phần Cơ điện Miền Trung (mã chứng khoán: CJC).

Theo đó, CJC bị phạt tiền 150 triệu đồng do công bố thông tin sai lệch. Cụ thể, trong năm 2022, Công ty thực hiện giao dịch với Công ty Cổ phần Nhôm Austdoor (Ông Dương Quốc Tuấn, thành viên Hội đồng Quản trị Công ty đồng thời là Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nhôm Austdoor với tổng giá trị giao dịch là 20,299 tỷ đồng.

Tuy nhiên, công ty trình bày “không có” tại mục “giao dịch của người có liên quan với chính công ty” trong Báo cáo tình hình quản trị Công ty năm 2022 và không trình bày giao dịch với Công ty Cổ phần Nhôm Austdoor trong Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022.

Đồng thời, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu CJC hủy bỏ thông tin hoặc cải chính thông tin đối với thông tin công bố sai lệch trong Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2022, theo quy định tại khoản 6 Điều 42 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại điểm d khoản 33 Điều 1 Nghị định số 128/2021/NĐ-CP.

Trước đó, Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hà Nội đã có thông báo duy trì diện bị cảnh báo đối với cổ phiếu CJC do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2022 là con số âm.

Theo báo cáo thường niên năm 2022, công ty ghi nhận doanh thu đạt 240 tỷ, trong khi năm 2021 đạt gần 96 tỷ, lợi nhuận sau thuế đạt 1,8 tỷ trong khi cùng kỳ lỗ gần 2,5 tỷ.

Ban lãnh đạo công ty cho biết, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại 31/12/2022 là số âm, đây là số lỗ lũy kế từ năm 2019. 

Trong khi đó, năm 2020 và năm 2021, cả nước vào cuộc kiểm soát đại dịch Covid-19, đặc biệt là năm 2021, việc giãn cách xã hội làm các kế hoạch, dự án bị đình trệ, cuộc khủng hoảng còn gây thêm nhiều tổn thất xã hội, kinh tế, tinh thần, mất nhiều cơ hội để vực dậy sau những khó khăn của năm 2019.

Công ty cũng đã cố gắng nỗ lực không ngừng để đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch, giữ chân người lao động và huy động nguồn lực bổ sung sau giãn cách... để đảm bảo thực hiện các hợp đồng theo tiến độ chủ đầu tư yêu cầu. Tuy nhiên, sau giãn cách công ty phải gánh chịu áp lực biến động tăng về giá vật tư sắt, thép, dầu, vận chuyển và chính sách thắt chặt tín dụng kèm lãi vay tăng... nên lợi nhuận năm 2020, 2022 vẫn chưa thể bù được khoản lỗ lũy kế từ năm 2019.

Về biện pháp khắc phục tình trạng chứng khoán bị cảnh báo, CJC cũng cho biết sẽ tập trung vào mảng sản xuất kinh doanh cốt lõi của đơn vị, đẩy mạnh việc giám sát, tăng năng suất để rút ngắn tiến độ công trình đang thực hiện nhằm tiết giảm chi phí lãi vay, chi phí quản lý… tạo ra biên lợi nhuận tốt hơn nhằm sớm bù đắp khoản lỗ lũy kế.

Đáng chú ý, Công ty Cổ phần Cơ điện Miền Trung cũng đưa ra biện pháp phát hành cổ phiếu riêng lẻ năm 2022 được chuyển sang năm 2023 để bổ sung vốn điều lệ nhằm nâng cao năng lực tài chính, năng lực thiết bị.

Cơ điện Miền Trung bị phạt
Diễn biến giá cổ phiếu CJC thời gian qua.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu CJC có giá 27.000 đồng/cổ phiếu tại ngày 20/4/2023, sau đó không có sự biến động về giá cho đến thời điểm hiện tại ngày 12/5/2023. Thị giá vốn hóa trên thị trường cổ phiếu này vào khoảng 108 tỷ đồng.

Xem thêm

Công ty Vinhomes: Thị trường bất động sản sẽ sớm hồi phục

Công ty Vinhomes: Thị trường bất động sản sẽ sớm hồi phục

Ban lãnh đạo Công ty Vinhomes nhận định, hiện nay Chính phủ đang nỗ lực tìm các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và rất tin tưởng vào các giải pháp và hành động quyết liệt của Chính phủ sẽ sớm giúp thị trường bất động sản hồi phục trong năm 2023...

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...