Cổ phiếu GVR thăng hoa sau khi lọt danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất của Forbes

Cùng với đó, kết quả kinh doanh tích cực và định hướng sản xuất kinh doanh trong năm 2024 của GVR cũng góp phần giúp cổ phiếu này bay cao.

Cổ phiếu GVR thăng hoa sau khi lọt danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất của Forbes

Tạp chí Forbes Việt Nam vừa công bố danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2024, trong đó Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam – CTCP (mã chứng khoán: GVR) góp mặt trong danh sách lần này.

Trước thông tin tích cực trên, kết phiên ngày 26/6, cổ phiếu GVR bất ngờ tăng kịch trần lên mức 35.950 đồng/cổ phiếu. Trong phiên giao dịch chiều ngày 27/6, cổ phiếu GVR tiếp tục tăng thêm 0,7%, hiện đang giao dịch quanh mức 36.200 đồng/cổ phiếu. Kéo theo đó, giá trị vốn hoá của doanh nghiệp tăng lên mức 144.600 tỷ đồng.

Tính từ đầu năm, cổ phiếu này đã tăng 72,5% giá trị, áp sát mức đỉnh cao nhất trong vòng 3 năm qua. Kéo theo đó, giá trị vốn hoá của doanh nghiệp cũng tăng lên mức 144.600 tỷ đồng.

anh-chup-man-hinh-2024-06-27-luc-150646-8787.png
Diễn biến giá cổ phiếu GVR từ đầu năm đến nay

Cùng với đó, kết quả kinh doanh tích cực và định hướng sản xuất kinh doanh trong năm 2024 của GVR cũng góp phần giúp cổ phiếu này bay cao.

Chia sẻ về tình hình sản xuất kinh doanh 5 tháng đầu năm tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, đại diện Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam cho biết rất khả quan và tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2023.

Cụ thể, trong 5 tháng đầu năm 2024, doanh thu hợp nhất của công ty đạt hơn 7.100 tỷ đồng và lợi nhuận đạt 1.108 tỷ đồng, lần lượt hoàn thành 28,5% kế hoạch doanh thu và 32% với kế hoạch lợi nhuận năm 2024.

Đối với lĩnh vực đóng góp doanh thu chính là mủ cao su đã tiêu thụ được 150.000 tấn, đạt 29% kế hoạch năm với giá bán bình quân 38,4 triệu đồng/tấn, cao hơn 6 triệu đồng/tấn so với cùng kỳ năm 2023.

Về chiến lược kinh doanh, Tập đoàn Cao su Việt Nam cho biết năm 2024 tiếp tục được dự báo còn nhiều khó khăn, thách thức cả trong nước và quốc tế, những thay đổi bất lợi về thời tiết, lãi suất và các yếu tố chi phí đầu vào tăng cao trong khi giá thị trường của cao su và gỗ chưa có chuyển biến tích cực so với năm 2023… sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn và các đơn vị thành viên.

Trên cơ sở phân tích, nhận định những khó khăn, thách thức, tập đoàn sẽ tăng cường công tác quản lý kỹ thuật, khai thác đảm bảo đạt và vượt kế hoạch năm 2024; theo dõi sát tình hình thực hiện kế hoạch sản lượng để kịp thời có phương án phù hợp.

Đồng thời, tăng cường công tác thu mua để tăng doanh thu, phát huy công suất các nhà máy chế biến, giảm giá thành và tăng việc làm, thu nhập cho người lao động. Tiếp tục đẩy mạnh tiếp thị, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ mủ cao su và các sản phẩm của tập đoàn.

Về kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2023, Tập đoàn Cao su Việt Nam trình cổ đông kế hoạch trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 3% vốn điều lệ. Với 4 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, dự kiến tập đoàn sẽ phải chi 1.200 tỷ đồng cho đợt trả cổ tức trên.

Trong năm nay, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) nhận định GVR được hưởng lợi nhờ tiềm năng đất cao su chuyển đổi của công ty trở nên rõ ràng hơn nhờ: quy hoạch nhiều tỉnh phía Nam được thông qua và quyết định 227/QĐTTg về điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất.

Cụ thể, từ cuối năm 2023 đến nay, 3 tỉnh mà GVR sở hữu quỹ đất cao su lớn là Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Phước đã được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch tỉnh với tổng diện tích chuyển đổi lên đến gần 25.000 ha.

Ngoài ra, Bình Dương và Đồng Nai cũng đang chờ được thông qua quy hoạch kỳ cuối. "Quỹ đất cao su lớn này khi được tiến hành chuyển đổi thành khu công nghiệp, cụm công nghiệp và cơ sở hạ tầng sẽ đảm bảo dòng tiền từ bồi thường, cũng như cho thuê khu công nghiệp cho GVR trong dài hạn", KBSV nhận định.

Bên cạnh đó, GVR cũng cho biết đang xin các cấp có thẩm quyền ưu tiên để làm chủ đầu tư các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên đất cao su do tập đoàn quản lý. Ngoài gần 3.000ha đất đã và đang xin chấp thuận chủ trương đầu tư, tập đoàn có kế hoạch tiếp tục làm việc với các cấp thẩm quyền để triển khai phát triển thêm 16.592 ha. Trong đó tập đoàn làm chủ đầu tư 10.977 ha và các đơn vị đầu tư 5.615 ha.

Ngoài ra, quyết định 227/QĐ-TTg điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025 ban hành tháng 3 vừa qua đã bổ sung chỉ tiêu sử dụng đất cho nhiều tỉnh phía Nam, trong đó Bình Phước được bổ sung thêm tới 650ha, nâng dư địa phát triển quỹ đất của tỉnh lên 850 ha.

KBSV kỳ vọng sự điều chỉnh này sẽ tác động tích cực tiến độ của các dự án Minh Hưng III, Nam Đồng Phú và Bắc Đồng Phú của tập đoàn.

Với những triển vọng trên, KBSV khuyến nghị mua cổ phiếu GVR với mức giá mục tiêu 38.800 đồng/cổ phiếu.

Xem thêm

Bóng dáng Quốc Cường Gia Lai trong vụ Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

Bóng dáng Quốc Cường Gia Lai trong vụ Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

Khu đất 39-39B Bến Vân Đồn với diện tích 6.202m2 có nguồn gốc là đất thuộc sở hữu nhà nước, do Tổng Công ty Cao su Đồng Nai và Công ty Cao su Bà Rịa thuộc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam quản lý. Nhưng sau đó đã rơi vào tay Quốc Cường Gia Lai sau thương vụ mua bán vốn góp với gần 6 tỷ đồng...

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Khi thời điểm công bố báo cáo giữa kỳ của FTSE Russell về kết quả xếp hạng thị trường đang đến gần, thị trường đang xôn xao trở lại về khả năng Việt Nam được nâng hạng từ thị trường "cận biên" lên thị trường "mới nổi" trong năm 2025...

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index điều chỉnh sau chuỗi tăng mạnh, kết phiên ngày 26/3 giảm 5,83 điểm xuống 1.326 điểm, VN30 giảm 7,32 điểm còn 1.381 điểm. Thị trường phân hóa rõ nét, thanh khoản giảm, khối ngoại tiếp tục bán ròng 515 tỷ đồng, trong khi các chuyên gia khuyến nghị thận trọng và ưu tiên quản trị rủi ro...

FTSE Vietnam 30 Index chốt sổ: DIG bị loại, VPI lọt rổ

FTSE Vietnam 30 Index chốt sổ: DIG bị loại, VPI lọt rổ

FTSE Vietnam 30 Index vừa hoàn tất kỳ đánh giá quý 1/2025, loại bỏ DIG và bổ sung VPI vào danh mục của Fubon ETF. Sự thay đổi này phản ánh chiến lược điều chỉnh của các quỹ ETF ngoại, ảnh hưởng đến dòng vốn và xu hướng thị trường...

Ủy ban Chứng khoán “tuýt còi” chứng khoán Everest

Ủy ban Chứng khoán “tuýt còi” chứng khoán Everest

Chứng khoán Everest bị xử phạt hơn 177 triệu đồng do vi phạm trong lưu trữ hồ sơ và báo cáo tài chính, trong khi kết quả kinh doanh năm 2024 sụt giảm mạnh. Cổ phiếu EVS lao dốc, công ty lên kế hoạch tái cấu trúc nhưng tương lai vẫn bất định...

Xu hướng tăng giá ngắn hạn của VN-Index sẽ tiếp tục được củng cố

Xu hướng tăng giá ngắn hạn của VN-Index sẽ tiếp tục được củng cố

VN-Index mở đầu tuần tích cực, tăng 8,44 điểm lên 1.330,32 điểm nhờ nhóm vốn hóa lớn và ngân hàng, dù thị trường phân hóa với nhiều mã bất động sản giảm. Xu hướng ngắn hạn vẫn duy trì đà tăng, với kỳ vọng kiểm định các mốc kháng cự 1.340 - 1.350 điểm, trong khi phái sinh kỳ vọng vượt 1.395 điểm...