Cổ phiếu “hàng hot” tiếp tục chinh phục đỉnh mới bất chấp thị trường thận trọng

Những cổ phiếu đã tăng mạnh trước đó như VCS, MWG, VGC, HBC, PTB… vẫn tiếp tục leo lên các mức đỉnh mới trong bối cảnh nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn khác trên thị trường đa phần vẫn "lình xình".
Cổ phiếu “hàng hot” tiếp tục chinh phục đỉnh mới bất chấp thị trường thận trọng

Phiên giao dịch ngày 12/9, VNIndex đóng cửa tăng 2,47 điểm lên mức 799,94 điểm. HNXIndex cũng tăng 0,84 điểm lên mức 103,72 điểm. Thanh khoản 2 sàn đạt tổng giá trị trên 2 sàn đạt trên 4.200 tỷ đồng, riêng sàn HOSE có giá trị giao dịch đạt 3.885 tỷ đồng.

Tình trạng "xanh vỏ đỏ lòng" của những phiên trước đã được cải thiện với số mã tăng gấp rưỡi số mã giảm. Tuy nhiên, nhìn chung Vnindex chỉ thực sự được cải thiện nhờ sự vận động tích cực của nhóm ngân hàng như VCB, MBB, CTG, BID vào thời gian cuối phiên. Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 69 tỷ đồng trên sàn HOSE và 18 tỷ đồng trên sàn HNX. Điều đó cho thấy các nhà đầu tư vẫn đang tỏ ra thận trọng.

Dù vậy, trong phiên 12/9 vừa qua cũng chứng khiến nhiều cổ phiếu vẫn đang tiếp tục hành trình chinh phục các mức cao mới. Trong đó, những cái tên nổi đình nổi đám trong thời gian qua như VCS, MWG, VGC, HBC, PTB… vẫn tiếp tục tăng mạnh trong bối cảnh nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn khác trên thị trường đa phần khá ‘lình xình’.

Nổi bật nhất trong phiên ngày 12/9 có thể nhắc đến cổ phiếu HBC của Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, cổ phiếu này đã có phiên tăng tốc với mức tăng gần kịch trần (3.400 đồng/cổ phiếu) lên mức giá 61.000 đồng/cổ phiếu. Trong phiên này đã có gần 4 triệu cổ phiếu HBC được chuyển nhượng với giá trị 230 tỷ đồng. Với mức giá trên, HBC đã có hành trình tăng giá lên đến 183% tính từ đầu năm đến nay.

Báo cáo thăm doanh nghiệp mới đây của CTCK BVSC thông tin, dự kiến cả năm, HBC cho biết doanh thu sẽ đạt mức kế hoạch 16.000 tỷ nhưng lợi nhuận dự kiến khoảng 900 – 1.000 tỷ, vượt 15% - 20% kế hoạch. Theo lý giải, công ty kỳ vọng hoàn nhập khoảng 157 tỷ nợ khó đòi đã trích lập từ 2 khách hàng.

HBC sẽ tiếp tục xin ý kiến cổ đông về phát hành riêng lẻ với số lượng dự kiến 18 – 18,5 triệu/cp trong tháng 9.2017. Việc phát hành kỳ vọng thực hiện trong quý 4.2017 với giá chào bán kỳ vọng sẽ cao hơn 20% giá thị trường hiện tại, tương đương quy mô huy động 1.200 – 1.300 tỷ đồng. Mục đích sử dụng vốn cho đợt phát hành lần nay chủ yếu dùng để cơ cấu nợ vay và bổ sung vốn lưu động.

Cổ phiếu “hàng hot” tiếp tục chinh phục đỉnh mới bất chấp thị trường thận trọng ảnh 1

Diễn biến CP HBC trong vòng 6 tháng gần nhất

Đứng thứ 2 sau HBC về giá trị giao dịch trong phiên vừa qua là cổ phiếu VGC của Tổng Công ty Viglacera. Đã có tổng cộng hơn 7 triệu cổ phiếu (5 triệu thỏa thuận) được giao dịch trong phiên 12/9. Các nhà đầu tư nước ngoài đã mua 5,4 triệu cổ phiếu VGC trong phiên giao dịch vừa qua. Có lúc VGC chạm mức giá trần 20.900 đồng/cổ phiếu trước khi giảm về mức giá 20.000 đồng/cổ phiếu vào cuối phiên, tăng 5,3% so với mức giá tham chiếu. Tính từ đầu năm, VGC đã tăng 36%. Đây là doanh nghiệp được đánh giá là "món ngon còn sót lại" trong số các DN do nhà nước nắm cổ phần chi phối.

Vào tháng 5 năm nay, Viglacera đã tổ chức đấu giá 120 triệu cổ phần với giá khởi điểm 12.300 đồng/cp. Một trong những tổ chức mạnh tay mua Viglacera nhất trong phiên đấu giá nói trên chính là Dragon Capital. Trước ngày đấu giá, quỹ VEIL nằm trong danh sách cổ đông lớn của Viglacera với số lượng sở hữu gần 15,5 triệu cổ phiếu (tương đương 5,04% vốn điều lệ). Hiện tại, các quỹ thuộc nhóm Dragon Capital đang sở hữu tới 75 triệu cổ phiếu VGC, trong đó VEIL nắm 38,5 triệu cổ phiếu.

Cổ phiếu “hàng hot” tiếp tục chinh phục đỉnh mới bất chấp thị trường thận trọng ảnh 2

Không có mức tăng giá mạnh như 2 cổ phiếu trên nhưng cổ phiếu MWG vẫn đang lầm lủi tiến về phía trước với mức tăng 1.500 đồng lên mức giá 112.000 đồng/cổ phiếu, tương đương mức tăng 1,4%. Dù vậy, chỉ hơn 300.000 cổ phiếu, tương đương giá trị 34 tỷ đồng được chuyển nhượng trong phiên. Với mức đỉnh mới, MWG đã tăng gần 45% kể từ đầu năm.

Cổ phiếu “hàng hot” tiếp tục chinh phục đỉnh mới bất chấp thị trường thận trọng ảnh 3

Sau gần 3 năm liên tục tăng giá, cổ phiếu PTB của Công ty Cổ phần Phú Tài vẫn chưa thấy đỉnh khi tiếp tục tăng 1.900 đồng lên mức 137.400 đồng trong phiên vừa qua. Đây cũng là mức giá đã điều chỉnh cao nhất trong lịch sử cổ phiếu này. Trong phiên 12/9, đã có 145.000 cổ phiếu PTB được giao dịch trương đương giá trị gần 20 tỷ đồng.

Cổ phiếu “hàng hot” tiếp tục chinh phục đỉnh mới bất chấp thị trường thận trọng ảnh 4

Tương tự như PTB, cổ phiếu VCS của Công ty cổ phần VICOSTONE cũng đang mải mê tìm đỉnh mới. VCS đã tăng 5.500 đồng/cổ phiếu lên mức giá cao nhất lịch sử là 205.000 đồng/cổ phiếu trong phiên vừa qua. Dù vậy, khối lượng và giá trị giao dịch của VCS là thấp nhất trong các cổ phiếu vượt đỉnh, chỉ có hơn 81 ngàn cổ phiếu, tương đương giá trị 16,4 tỷ đồng được giao dịch trong phiên 12/9.

Cổ phiếu “hàng hot” tiếp tục chinh phục đỉnh mới bất chấp thị trường thận trọng ảnh 5

Theo Nguyên Trực/Trí thức trẻ

>> Ngày 11/9: SAB và BHN tăng sốc, không cứu nổi VN-Index giảm mạnh gần 4 điểm

Có thể bạn quan tâm

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...