Cổ phiếu ngân hàng sau Tết: 19/27 mã tăng giá, STB dẫn đầu về thanh khoản

Tuần giao dịch đầu tiên của năm Nhân Dần (7 - 11/2) kết thúc với diễn biến tích cực của nhóm cổ phiếu ngân hàng. Cụ thể, tính chung trong 5 ngày, có 19/27 mã cổ phiếu ngân hàng tăng giá và 8 mã giảm giá.
Cổ phiếu ngân hàng sau Tết: 19/27 mã tăng giá, STB dẫn đầu về thanh khoản

Trong đó, cổ phiếu PGB tăng mạnh nhất với mức tăng 7%. Xếp ngay sát sau đó là hai mã khác trên thị trường UPCoM là VAB và ABB với mức tăng lần lượt là 6,8% và 6,7%. Trong tuần, giá cổ phiếu ABB đã chạm mốc 18.200 đồng/cp, qua đó lập đỉnh lịch sử mới (giá đã điều chỉnh).

Bên cạnh ba mã trên, nhiều cổ phiếu ngân hàng khác cũng có mức tăng giá đáng chú ý trong tuần phải kể đến như SHB (+4,9%), NAB (+4,5%), VBB (+4%), LPB (+3,6%), OCB (+3,4%),...

Trong khi đó, cổ phiếu EIB giảm mạnh nhất với mức điều chỉnh 4,4%, trái ngược với diễn biến giá tích cực trong tuần cuối cùng trước Tết Nguyên đán. Một số mã vốn hóa lớn như VPB, CTG, BID, STB cũng trong sắc đỏ, song mức giảm chỉ dao động từ 0,1 - 0,7%.

Tuần qua có tổng cộng hơn 959 triệu cổ phiếu ngân hàng được trao tay giữa các nhà đầu tư, tương ứng với giá trị giao dịch đạt hơn 33.678 tỷ đồng (giảm 3,1% về khối lượng và giảm 1,2% về giá trị so với tuần cuối cùng trước Tết).

Trong đó, STB tiếp tục sở hữu khối lượng giao dịch cao nhất ngành với hơn 126,3 triệu cổ phiếu (giảm 16,6%). Đây cũng là mã duy nhất có thanh khoản đạt trên 100 triệu đơn vị trong tuần.

Hai mã khác có khối lượng giao dịch đạt gần 100 triệu đơn vị là MBB (97,6 triệu cp) và SHB (95,9 triệu cp). Một số mã khác như VPB, LPB, ACB, TCB, CTG,... có khối lượng giao dịch lớn từ 50 đến 83 triệu đơn vị.

Xét về giá trị giao dịch, cổ phiếu STBB cũng đứng đầu với hơn 4.470 tỷ đồng, cách biệt với mức 3.580 tỷ đồng của TCB và 3.300 của MBB sau đó. Ngoài ra, các mã có giá trị trên 2.000 tỷ đồng gồm VPB (3.058 tỷ đồng), ACB (2.659 tỷ đồng), SHB (2.236 tỷ đồng), VCB (2.058 tỷ đồng).

Cũng trong tuần, các nhà đầu tư nước ngoài đã tích cực gom nhóm hai mã ngân quốc doanh là VCB và CTG. Cụ thể, khối ngoại đã mua ròng gần 104 tỷ đồng cổ phiếu VCB, gần hơn 96 tỷ đồng CTG,... trong khi đó bán ròng hơn 40,4 tỷ đồng MSB.

Xem thêm

HoSE đưa cổ phiếu TNI vào diện cảnh báo

HoSE đưa cổ phiếu TNI vào diện cảnh báo

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) công bố Quyết định về việc đưa cổ phiếu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thành Nam (mã chứng khoán TNI) vào diện cảnh báo kể từ ngày 18/2/2022.

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...