Công ty con của Viglacera chậm đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm khác hơn 1,6 tỷ đồng

Công ty Cổ phần Kính Đáp Cầu chậm đóng 91 tháng tiền bảo hiểm xã hội và bảo hiểm khác...

Công ty Cổ phần Kính Đáp Cầu chậm đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm khác
Công ty Cổ phần Kính Đáp Cầu chậm đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm khác

Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh đã công bố danh sách chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tính đến ngày 31/1/2025.

Trong danh sách này, có tên của Công ty Cổ phần Kính Viglacera Đáp Cầu (đổi tên thành Công ty Cổ phần Kính Đáp Cầu từ tháng 4/2021). Theo đó, Công ty Cổ phần Kính Đáp Cầu (mã chứng khoán: DSG) đã chậm đóng hơn 1,6 tỷ đồng tiền bảo hiểm xã hội và bảo hiểm khác, thời gian chậm đóng là 91 tháng.

Được biết, Công ty Cổ phần Kính Đáp Cầu là công ty con của Tổng Công ty Viglacera – CTCP (mã chứng khoán: VGC), với tỷ lệ biểu quyết là 86,41% (tính đến ngày 31/12/2024).

Về tình hình kinh doanh của Kính Đáp Cầu, năm 2024, doanh thu thuần đạt 46 tỷ đồng, giảm gần 700 triệu đồng so với năm trước. Sau khi trừ đi các chi phí, doanh nghiệp này lỗ 18,6 tỷ đồng, cải thiện nhẹ so với khoản lỗ 19,2 tỷ đồng của năm 2023.

Tính đến ngày 31/12/2024, tổng tài sản của Kính Đáp Cầu là 103 tỷ đồng, tăng nhẹ so với năm trước đó. Trong đó, hàng tồn kho chiếm 15,7 tỷ đồng; các khoản phải thu ngắn hạn là 10,6 tỷ đồng; tài sản cố định gần 50 tỷ đồng…

Bên kia bảng cân đối, nợ phải trả của Kính Đáp Cầu đang ở mức 106 tỷ đồng, chủ yếu là nợ ngắn hạn là 99 tỷ đồng. Còn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đang âm 3,6 tỷ đồng, trong khi đầu năm con số này là dương 15 tỷ đồng.

Do vốn chủ sở hữu âm, nên ngày 24/2/2025, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà nội đã đưa cổ phiếu DSG của Kính Đáp Cầu vào diện hạn chế giao dịch. Kết phiên giao dịch ngày 28/2/2025, cổ phiếu DSG có giá trị 5.200 đồng/cổ phiếu, như vậy, vốn hoá của công ty này đạt 157 tỷ đồng.

Còn công ty mẹ là Tổng Công ty Vigalcera – CTCP trong năm 2024 có doanh thu thuần là 11.913 tỷ đồng, giảm 17% so với năm 2023. Về lợi nhuận sau thuế năm vừa qua của VGC đạt 1.190 tỷ đồng, tăng nhẹ so với mức 1.162 tỷ đồng của năm 2023.

Vào tháng 2/2025, Tổng Công ty Vigalcera đã phê duyệt tạm thời kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển năm 2025. Theo đó, doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu dự kiến hơn 14.437 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 1.743 tỷ đồng, lần lượt tăng 8% và 57% so với kế hoạch của năm 2024.

Báo cáo phân tích doanh nghiệp mới đây của Chứng khoán Agribank cho biết, kết quả kinh doanh của Tổng Công ty Viglacera dự kiến sẽ phục hồi tích cực trong năm 2025. Trong đó, mảng vật liệu xây dựng dự kiến sẽ tăng trưởng trở lại theo đà phục hồi của thị trường bất động sản trên cả nước.

Bên cạnh đó, tổng công ty dự kiến sẽ ghi nhận doanh thu từ việc bán hơn 1.100 căn nhà ở xã hội tại Khu đô thị mới Kim Chung (Hà Nội). Dự án này do Tổng Công ty Viglacera và Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (Handico) hợp tác triển khai và dự kiến sẽ được chính thức khởi công trong quý 1/2025.

Đặc biệt, mảng bất động sản khu công nghiệp của Tổng Công ty Viglacera được kỳ vọng sẽ tăng trưởng đáng kể nhờ bàn giao diện tích lớn cho các khách hàng và giá thuê đất công nghiệp có xu hướng tăng.

Trong năm 2024, Tổng Công ty Viglacera đã được chấp thuận chủ trương đầu tư thêm 3 khu công nghiệp, gồm khu công nghiệp Trấn Yên, giai đoạn 1 (254,6ha, tổng vốn đầu tư 2.184 tỷ đồng) tại tỉnh Yên Bái; khu công nghiệp Dốc Đá Trắng (288ha, tổng vốn đầu tư 1.807 tỷ đồng) tại tỉnh Khánh Hoà và khu công nghiệp Sông Công II, giai đoạn 2 (296,2ha, tổng vốn đầu tư 3.985 tỷ đồng) tại tỉnh Thái Nguyên.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Bất động sản Hải Phòng được ví như “TP.HCM 15 năm trước”

Bất động sản Hải Phòng được ví như “TP.HCM 15 năm trước”

Hạ tầng phát triển đồng bộ, công nghiệp bùng nổ, cộng thêm tiềm năng giá còn thấp đã giúp thị trường bất động sản Hải Phòng duy trì sức hút mạnh mẽ suốt từ đầu 2023 đến nay. Đây được xem là một trong những thị trường hiếm hoi có sức bật đồng đều trên nhiều phân khúc...

Cơ hội vàng bứt phá cho bất động sản hàng hiệu Việt Nam

Cơ hội vàng bứt phá cho bất động sản hàng hiệu Việt Nam

Sự hiện diện của các thương hiệu quốc tế không chỉ đánh dấu bước ngoặt mới cho bất động sản hàng hiệu tại Việt Nam, mà còn đưa thị trường này tiến gần hơn tới tiêu chuẩn quốc tế, sánh ngang với các đô thị đẳng cấp trong khu vực…

Bất động sản dễ “vỡ bong bóng”

Bất động sản dễ “vỡ bong bóng”

Nhiều chuyên gia cho rằng thị trường bất động sản vẫn còn tồn tại những yếu tố tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt là vấn đề giá cả, cơ chế pháp lý và sức chống chịu của doanh nghiệp…

Ban lãnh đạo OBC Holdings trong sự kiện ra mắt thương hiệu và công bố dự án A&K Tower

Ra mắt thương hiệu OBC Holdings và công bố dự án A&K Tower

Ngoài dự án A&K Tower sẽ được đưa ra thị trường trong quý 3 năm nay, OBC Holdings còn giới thiệu 5 dự án lớn khác sẽ được triển khai trong giai đoạn 2025 - 2030 với quy mô hàng nghìn căn hộ cao cấp, biệt thự và khu thương mại dịch vụ…