Covid -19 đã tấn công cả trực tiếp và gián tiếp vào ngành ngân hàng

Đây là chia sẻ của ông Nghiêm Xuân Thành trên The Asian Banker về tác động của Covid-19 tới ngành ngân hàng.
Covid -19 đã tấn công cả trực tiếp và gián tiếp vào ngành ngân hàng

Theo ông Thành, Covid-19 làm tăng nhiều loại chi phí cho các ngân hàng trong bối cảnh tình hình kinh doanh ngày càng khó khăn bởi sẽ mất thời gian để các hoạt động kinh tế xã hội trở lại bình thường dù Chính phủ nhiều nước trên thế giới đồng loạt tung ra các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp và người dân.

Ông Thành cho rằng, Covid-19 không chỉ là cuộc khủng hoảng về y tế mà còn là vấn đề về kinh tế xã hội, các nên kinh tế sẽ phải trải qua những cú sốc cả 2 phía cung và cầu khi chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn, sản xuất đình trệ.

Hiện, các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn, thậm chí một số còn phải tuyên bố phá sản hoặc đóng cửa hoàn toàn. Điều này đã khiến nhu cầu tín dụng giảm và dự kiến làm tăng các khoản nợ xấu, do đó tạo ra chi phí tín dụng đáng kể.

Để hỗ trợ khách hàng, các ngân hàng cũng đã miễn, giảm lãi suất, miễn phí dịch vụ, cơ cấu lại khoản vay và nhiều biện pháp khác song những điều này cũng ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của ngân hàng. 

Các ngân hàng cũng phát sinh thêm chi phí trong việc đảm bảo sức khỏe và an toàn cho nhân viên và khách hàng của họ; từ việc điều chỉnh giờ làm việc theo lịch xen kẽ, đến hỗ trợ thiết lập công việc tại nhà. Những điều này đều khiến chi phí của ngân hàng tăng lên và ảnh hưởng đến hiệu suất của nhân viên. 

Tuy nhiên, cũng có sự thay đổi theo hướng công nghệ số, khi nhiều khách hàng chuyển sang giao dịch trực tuyến. Để đáp ứng điều này, các ngân hàng phải thực hiện chặt chẽ để kiểm soát rủi ro không gian mạng và ngăn chặn gian lận. 

Các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều có khăn, một số thậm chí phải tuyên bố phá sản hoặc đóng cửa hoàn toàn. Điều này đã khiến nhu cầu tín dụng giảm và dự kiến làm tăng các khoản nợ xấu, do đó tạo ra chi phí tín dụng đáng kể. Để hỗ trợ khách hàng, các ngân hàng cũng đã miễn, giảm lãi suất, miễn phí dịch vụ, cơ cấu lại khoản vay và nhiều biện pháp khác; song những điều này cũng ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của ngân hàng. 

Các ngân hàng cũng phát sinh thêm chi phí trong việc đảm bảo sức khỏe và an toàn cho nhân viên và khách hàng của họ; từ việc điều chỉnh giờ làm việc theo lịch xen kẽ, đến hỗ trợ thiết lập công việc tại nhà. Những điều này đều khiến chi phí của ngân hàng tăng lên và ảnh hưởng đến hiệu suất của nhân viên. 

Tuy nhiên, cũng có sự thay đổi theo hướng công nghệ số, khi nhiều khách hàng chuyển sang giao dịch trực tuyến. Để đáp ứng điều này, các ngân hàng phải thực hiện chặt chẽ để kiểm soát rủi ro không gian mạng và ngăn chặn gian lận.

Trước những khó khăn mà ngành ngân hàng có thể đối mặt trong thời gian tới, về phía cơ quan quản lý, mới đây, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với các đại phương, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng đã cho biết, ngay từ đầu tháng 7, NHNN đã chủ động điều chỉnh tín dụng hỗ trợ phục vụ cho tăng trưởng, vì vậy vừa qua đã điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của một loạt ngân hàng thương mại, kể cả ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước hay ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân, để ngân hàng nào có điều kiện tăng trưởng lành mạnh vào các lĩnh vực phục vụ cho tăng trưởng kinh tế, có điều kiện điều chỉnh tăng trưởng tín dụng ở mức cao hơn so với nhu cầu.

Đồng thời nhấn mạnh hệ thống ngân hàng và NHNN khẳng định mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ theo chỉ đạo của Chính phủ là kiểm soát và giữ được ổn định vĩ mô nhưng đặt mục tiêu là hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. 

Ngoài ra, sẵn sáng tăng hạn mức tín dụng  cho các TCTD từ nay đến cuối năm để hỗ trợ tăng trưởng. Trong tường hợp cần thiết theo chỉ đạo của Chính phủ, sẽ có các giải pháp mạnh hơn về chính sách tiền tệ như tái cấp vốn cho các dự án công trình có tác động lan toả để hỗ trợ cho các khu vực kinh tế trọng điểm, cũng như hỗ trợ tăng trưởng từ nay đến cuối năm.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Thành viên CBBank, đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank từ ngày 16/1/2025, đánh dấu sự trở lại sau gần 10 năm rời ngân hàng này để tái cấu trúc CBBank...

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...