Covid-19 làm gia tăng nạn phân biệt chủng tộc

Một nghiên cứu mới đã ghi nhận sự gia tăng của nạn phân biệt chủng tộc kể từ khi bùng phát đại dịch Covid-19.
Covid-19 làm gia tăng nạn phân biệt chủng tộc

Các nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Network Contagion (NCRI) - một đơn vị thứ 3 độc lập chuyên theo dõi những thông tin sai lệch và ngôn từ kích động trên mạng XH - đã công bố một báo cáo xem xét sự gia tăng của nạn phân biệt chủng tộc và bắt nạt trực tuyến, và nạn nhân trong thời gian gần đây chủ yếu là người châu Á, trong thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát toàn cầu. 

“Sự gia tăng của nạn phân biệt chủng tộc, bắt nạt ảo và thông tin sai lệch trên mạng XH gây nguy hiểm đối với xã hội trong thời điểm cả thế giới phải gồng mình để chiến đấu với đại dịch Covid-19,” trích dẫn thông tin từ bài báo cáo. 

Nhóm nhà nghiên cứu đã xem xét một loạt các nền tảng truyền thông xã hội trực tuyến như 4chan, nơi xuất hiện thêm vô số những thuật ngữ, bài đăng xúc phạm đối với người châu Á và Trung Quốc kể từ 2 tháng trở lại đây. 

Ví dụ, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy tài khoản người dùng nói rằng anh ta và bạn bè sẽ bắn người châu Á ở khu phố Tàu (China Town) vì “đó là cách duy nhất để tiêu diệt dịch bệnh”. Trước đó, đã có rất nhiều những trường hợp tấn công bạo lực và thái độ thù ghét nhằm vào người châu Á tại một số ga tàu điện ngầm tại Mỹ. 

Nghiên cứu của NCRI được đưa ra trong thời điểm các cuộc tấn công mang tính chất phân biệt chủng tộc chống lại người Đông Á và người gốc Á ngày càng gia tăng. Đầu tuần vừa qua, một nhóm thiếu niên ở New York đã bị bắt giữ sau khi tấn công một phụ nữ trên xe bus cùng nhiều lời lẽ xúc phạm người châu Á và nói rằng cô đã gây ra virus corona. 

Rosalind Chou, giáo sư xã hội học tại ĐH bang Georgia chia sẻ với CNN về vấn đề này: “Với quá nhiều tin tức về đại dịch trên mạnh XH, chúng ta phần nào chứng kiến sự gia tăng của nỗi sợ hãi trong xã hội, và nhiều khi nỗi sợ hãi đã biến con người ta trở nên độc ác và thù ghét.”

Nguồn: CNN

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.