WB: Các nước châu Á đang phát triển có thể phải đối mặt với “cú sốc kinh tế và suy thoái tài chính”

Trong một báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, các quốc gia tại châu Á-Thái Bình Dương có thể sẽ phải đối mặt với suy thoái kinh tế nếu không hành động kịp thời.
WB: Các nước châu Á đang phát triển có thể phải đối mặt với “cú sốc kinh tế và suy thoái tài chính”

Các quốc gia ở Đông Á và Thái Bình Dương sẽ phải đối phó với suy thoái nếu họ không hành động ngay lập tức để chống lại đại dịch Covid-19, Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo. 

WB cho biết trong một báo cáo mới đây, sự lây lan của dịch bệnh Covid-19 có thể khiến tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc rơi vào bế tắc hoặc thâm chí sụt giảm tới 2,8%. Trong những năm vừa qua, quốc gia tỷ dân đã có mức tăng trưởng ổn định, tăng hơn 6% mỗi năm.

WB cũng ước tính, “nếu tình hình kinh tế xấu đi hơn nữa và mức tăng trưởng tụt giảm… rất có thể số hộ gia đình nghèo đói sẽ tăng lên hàng triệu người trên khắp Đông Á và Thái Bình Dương”. Việc hạn chế tiếp xúc và cách ly xã hội để ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuỗi sản xuất, cung ứng, đồng thời tác động đến nhu cầu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, việc đóng cửa biên giới đã cản trợ vận chuyển hàng hoá và công việc của hàng chục triệu con người.

“Nỗi đau kinh tế dường như là không thể tránh khỏi ở tất cả mọi quốc gia,” Ngân hàng Thế giới chia sẻ trong một tuyên bố. 

Trong đó, các vấn đề kinh tế ở châu Á-Thái Bình Dương là đặc biệt khó khăn bởi khu vực này đã phải mất nhiều tháng để đối phó với những tác động trực tiếp và gián tiếp của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. 

Nguồn: CNN

Xem thêm

Hà Nội cách ly hơn 600 người trở về từ châu Âu

Hà Nội cách ly hơn 600 người trở về từ châu Âu

Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức đón hơn 600 công dân Việt Nam trở về từ châu Âu qua cảng hàng không quốc tế Nội Bài đưa về cách ly tại Trường quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội để phòng chống dịch Covid-19.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...