Tại sao Covid-19 lại có ảnh hưởng nặng nề nhất đến Tây Ban Nha và Italy tại châu Âu?

Tây Ban Nha và Italy là hai quốc gia phải chịu tác động nặng nề nhất do dịch bệnh Covid-19 bùng phát và lây lan nhanh chóng tại châu Âu.
Tại sao Covid-19 lại có ảnh hưởng nặng nề nhất đến Tây Ban Nha và Italy tại châu Âu?

Hiện chưa có lời giải thích mang tính khoa học nào đủ xác đáng để lý giải nguyên nhân tại sao hai quốc gia Địa Trung Hải là Italy và Tây Ban Nha lại trở thành những ổ dịch Covid-19 lớn tại châu Âu. Hai quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) này đang chứng kiến tốc độ gia tăng nhanh nhất cả về số ca nhiễm lẫn số ca tử vong vì dịch bệnh.

Cũng chưa rõ tại sao 70% số ca tử vong vì Covid-19 tại Italy lại là nam giới và chỉ có 30% là nữ giới. Câu trả lời có thể mang tính xã hội học nhiều hơn là y khoa, và nó cũng có thể là lời giải thích cho những tương đồng giữa Tây Ban Nha và Italy, cũng như cho thấy sự khác biệt giữa các quốc gia trong khu vực. Các nhà khoa học sẽ phải tính đến các nhân tố khác, chẳng hạn như thói quen dành nhiều thời gian trên các đường phố, trong quán bar và nhà hàng của người dân nơi đây. Đúng thật vậy, người dân ở Tây Ban Nha hay Italy rất ít khi ở nhà, và điều này có thể lý giải cho tốc độ lây lan nhanh chóng. Trong khi đó, tại những quốc gia Bắc Âu, người dân có xu hướng chỉ thích ở trong nhà, phần lớn vì khí hậu lạnh và ẩm ướt khiến cho việc ở trong nhà “dễ chịu” hơn là đi ra ngoài.

Các chuyên gia cho hay, trường hợp của Tây Ban Nha rất đáng để nghiên cứu, bởi dịch bệnh có vẻ còn lây lan nhanh hơn cả ở Italy, với hơn 47.000 ca đã xác định là dương tính với Covid-19. Chỉ trong vòng 5 ngày (20-25/3), số ca tử vọng vì Covid-19 tại Tây Ban Nha đã nhảy vọt từ dưới 1.000 lên 3.434 ca, và số người nhiễm dự kiến sẽ lên đến đỉnh điểm trong vài ngày tới. Một số ý kiến cho rằng chính phủ Tây Ban Nha đã nên hạn chế việc tự do đi lại sớm hơn, bởi cho đến ngày 12,13/3 (ngay trước khi tình trạng khẩn cấp được thông báo), vẫn có nhiều người dân tại những thành phố lớn nhất đất nước đã rời khỏi nhà để đến thăm gia đình tại các vùng nông thôn, hoặc du lịch biển.

Bên cạnh đó, nhiều sự kiện thể thao và chính trị cũng vẫn được tổ chức tại Tây Ban Nha cho đến tận ngày 8/3, điển hình như sự kiện kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ tại Madrid có 110.000 người tham gia và các cuộc tuần hành tương tự trên khắp cả nước. Cùng ngày, đảng Vox cánh hữu đã tổ chức một cuộc mít tinh với 9.000 người tham gia tại chính Madrid – tâm chấn của dịch bệnh, trong đó có sự góp mặt của Tổng thư ký đảng Javier Ortega Smith, người đã có xét nghiệm dương tính với Covid-19 chỉ sau đó 2 ngày.

Các nhóm đối lập đã chỉ trích Thủ tướng TBN Pedro Sanchez vì mãi đến tận ngày 14/3 mới tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc. Tây Ban Nha cũng đang phải vật lộn để cung cấp trang thiết bị vệ sinh y tế cần thiết giúp bảo vệ các nhân viên y tế, nhóm người chiếm tới hơn 10% số ca mắc Covid-19 (theo các báo cáo y tế địa phương). Mặc dù Trung Quốc đã trao tặng trang thiết bị bảo hộ thông qua các công ty như Inditex và Huawei, hay từ các cá nhân, Tây Ban Nha vẫn phải đối diện với sự thiếu hụt nghiêm trọng dụng cụ bảo hộ. Ngày 25/3, chính phủ Tây Ban Nha cuối cùng đã tuyên bố đặt một đơn hàng khổng lồ để mua khẩu trang, quạt thông gió và găng tay cao su từ Trung Quốc. 

Rõ ràng, sự thiếu năng lực sản xuất số lượng trang thiết bị cần thiết tại Tây Ban Nha là một vấn đề lớn ngay từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu. Trong khi đó, khả năng đối phó của dịch vụ y tế công cộng cũng bị ảnh hưởng bởi sự cắt giảm chi tiêu mà ngành phải hứng chịu trong giai đoạn 2011-2018 theo chính sách kinh tế của chính phủ tiền nhiệm. Tỉ lệ tử vọng vì Covid-19 tại Tây Ban Nha không khác nhiều so với các nước khác khi số ca tử vong chủ yếu là người cao tuổi và những người có bệnh lý nền.

Theo Bộ Y tế Tây Ban Nha, tỉ lệ tử vong của bệnh nhân trên 80 tuổi là 17,91%, vượt xa so với mức 5,34% của những người trong độ tuổi từ 70-19 và 2,16% của những người từ 60-69 tuổi. Trong khi đó, tỉ lệ tử vong của những người dưới 60 tuổi chỉ là 0,64%.

Nguồn: Tân Hoa Xã

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...