Cư dân The Morning Star kêu cứu vì chủ đầu tư "găm" 10 tỷ đồng phí bảo trì

Thời gian qua, dù các chung cư đã có ban quản trị (BQT) hay chưa, một số chủ đầu tư vẫn ôm khư khư nguồn quỹ này lên tới hàng chục tỷ, thậm chí hàng trăm tỷ đồng không chịu bàn giao. Luật Nhà ở q
Cư dân The Morning Star kêu cứu vì chủ đầu tư "găm" 10 tỷ đồng phí bảo trì
Thời gian qua, dù các chung cư đã có ban quản trị (BQT) hay chưa, một số chủ đầu tư vẫn ôm khư khư nguồn quỹ này lên tới hàng chục tỷ, thậm chí hàng trăm tỷ đồng không chịu bàn giao.
Luật Nhà ở quy định, nguồn kinh phí để bảo dưỡng, bảo trì những hỏng hóc phát sinh trong tòa nhà sẽ lấy từ phí bảo trì – Phí này do chính người dân khi mua nhà đã đóng 2% giá trị căn hộ để thực hiện bảo trì, sửa chữa các hạng mục nếu xảy ra hư hỏng.Nhưng vì một số chủ đầu tư trì hoãn việc thành lập BQT nên bấy lâu nay, người dân tại nhiều chung cư trên địa bàn TP.HCM vẫn không biết hàng chục tỷ đồng bảo trì đang ở đâu!Thực trạng này đang diễn ra khá phổ biến tại TP.HCM và đến nay chưa có trường hợp nào được cơ quan chức năng chế tài, xử lý triệt để. Gần đây nhất, là vụ ồn ào cư dân The Harmona đòi chủ đầu tư bàn giao khoản quỹ bảo trì lên đến gần 20 tỷ đồng; cư dân chung cư Era Town (quận 7) từ đầu năm 2016 đến nay cũng đã nhiều lần gửi đơn tố cáo chủ đầu tư "găm" hơn 10 tỷ đồng phí bảo trì...Mới đây nhất, hàng trăm hộ dân đang sinh sống tại chung cư The Morning Star (Bình Thạnh, TP.HCM) vừa gửi đơn kêu cứu khẩn cấp đến UBND TP.HCM đề nghị cơ quan chức năng can thiệp buộc chủ đầu tư bàn giao phần còn lại của quỹ bảo trì tòa nhà.
Cư dân The Morning Star kêu cứu vì chủ đầu tư "găm" 10 tỷ đồng phí bảo trì ảnh 1
Tọa lạc trên quốc lộ 13, phường 26, quận Bình Thạnh, hướng ra bán đảo Thanh Đa, dự án The Morning Star Plaza là dự án căn hộ cao cấp, thương mại, dịch vụ với tổng số vốn đầu tư 750 tỷ đồng.Dự án đã được chủ đầu tư là Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Hồng Hà khởi công trên khu đất rộng hơn 4.300m2 và đi vào hoạt động từ năm 2011. Công trình bao gồm 18 tầng nổi và hai tầng hầm, gồm 203 căn hộ có diện tích từ 84,55 đến 297,4m2, nằm từ tầng 4 đến 17.Đến nay chung cư đã hơn 5 năm sử dụng nhưng người mua nhà cho biết doanh nghiệp chưa thực hiện nghĩa vụ bàn giao toàn bộ quỹ bảo trì cho cư dân quản lý.Theo ước tính của các hộ dân, hiện Công ty Hồng Hà còn giữ của cư dân The Morning Star hơn 10 tỷ đồng quỹ bảo trì, chưa kể lãi suất hàng năm và các khoản nợ khác. Mặc dù Ban quản trị đã thay mặt cư dân nhiều lần yêu cầu chủ đầu tư bàn giao số tiền này để sửa chữa, bảo trì chung cư nhưng doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ.Cộng đồng cư dân nơi đây cũng đã khiếu nại vấn đề này đến các cơ quan chức năng: Sở Xây dựng TP.HCM, chính quyền địa phương các cấp (phường, quận) để có biện pháp chế tài đối với Công ty Hồng Hà, song sự việc vẫn dừng lại ở các phản hồi văn bản, chưa có chế tài và xử lý.Đại diện ban quản trị chung cư The Morning Star cho biết, Công ty Hồng Hà chỉ tạm ứng nhỏ giọt quỹ bảo trì khi bị cư dân đấu tranh quyết liệt. Cụ thể, ngày 1/12/2014 chủ đầu tư tạm ứng đợt đầu là 3 tỷ đồng quỹ bảo trì.Đợt tạm ứng thứ hai vào ngày 29/12/2014 nhưng chỉ trả một tỷ đồng. Đợt tạm ứng thứ ba là vào cuối năm 2015 nhưng số tiền khi đó chỉ ở mức 142 triệu đồng. Như vậy, sau 3 đợt, chủ đầu tư mới trả 4,14 tỷ đồng quỹ bảo trì cho cư dân, số tiền còn lại doanh nghiệp chưa trả ước tính hơn 10 tỷ đồng.Theo vị đại diện này, hiện nay chung cư đã có một số hạng mục xuống cấp, cần nguồn tiền từ quỹ bảo trì để làm kinh phí sửa chữa như: sàn hồ bơi bong tróc, sân và nền trong khuôn viên chung cư bị lún, tường thấm dột, nứt, thang máy... Thời hạn bảo hành phần kết cấu của tòa nhà cũng không còn dài, theo quy định đến tháng 11/2016 hết hạn.Theo ý kiến của một số chuyên gia, chủ đầu tư có trách nhiệm tạm lập tài khoản để quản lý kinh phí khi chưa thành lập được Ban quản trị nhà chung cư. Quy định là vậy, nhưng hầu như tại các chung cư khi đưa vào hoạt động, người dân hay phản ánh chủ đầu tư luôn tìm mọi cách chiếm dụng khoản tiền này. Thậm chí, một số chủ đầu tư thu xong sử dụng sai mục đích, đem số tiền đó đi đầu tư vào mục đích khác, gây bức xúc rất lớn cho dân cư.Từ trước đến nay, thành phố không phải là không có quy định chặt chẽ để buộc các chủ đầu tư dự án phải thực hiện nghĩa vụ này, tuy nhiên do việc phối hợp thanh kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng thiếu đồng bộ, dẫn đến việc các bên cứ mãi loay hoay với những bức xúc, khiếu kiện này liên tục.Một đại biểu HĐND TP.HCM khẳng định thêm thành phố phải tính đến chuyện cho phong tỏa tài khoản của những chủ đầu tư chây ỳ thực hiện theo quy định.Song song đó, sau khi kiểm tra, các sở ngành liên quan phải nêu đích danh từng chủ đầu tư trên trang thông tin điện tử của mình hoặc trên một số phương tiện thông tin đại chúng. Nặng hơn, thành phố cần xem xét cấm những chủ đầu tư này tham gia đấu giá, đấu thầu đầu tư các dự án có sử dụng đất trên địa bàn.

Theo Trí thức trẻ

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…