Cục Hàng không: Máy bay không được dừng bay quá 1 tháng

Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng vừa ban hành chỉ thị về việc tăng cường biện pháp bảo đảm an toàn trong quá trình bảo quản dừng bay.
Cục Hàng không: Máy bay không được dừng bay quá 1 tháng

Theo Cục Hàng không Việt Nam, tình hình dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến hoạt động khai thac, bảo dưỡng tàu bay, số lượng tàu bay bảo quản dừng bay tiếp tục tăng cao.

Do đó, để giảm thiểu rủi ro do bảo quản dừng bay, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không thực hiện luân chuyển tàu bay khai thác để đảm bảo việc bảo quản dừng bay không quá 1 tháng.

Đối với trường hợp tàu bay thực hiện bảo quản dừng bay trên 1 tháng do hỏng hóc, sự cố, không đủ cấu hình...

Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không phải báo cáo và được Cục chấp thuận (trừ trường hợp tàu bay thực hiện bảo dưỡng định kỳ).

Các hãng hàng không, tổ chức bảo dưỡng cũng được yêu cầu phải thường xuyên theo dõi và cập nhật các quy định, hướng dẫn của nhà sản xuất về bảo quản dừng bay và phải triệt để tuân thủ. Bên cạnh đó, cần tăng cường các biện pháp kiểm tra, bảo dưỡng trong quá trình bảo quản dừng bay, khắc phục ngay các hiện tượng bất thường.

Lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam giao Phòng Tiêu chuẩn an toàn bay phối hợp với các hãng hàng không tổ chức bảo dưỡng nghiên cứu, ban hành các biện pháp kiểm tra tăng cường trong quá trình bảo quản dừng bay phù hợp với điều kiện thời tiết và khai thác tại Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.