Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị đề nghị 24 – 26 năm tù

Viện Kiểm sát xác định ông Trịnh Văn Quyết có vai trò chủ mưu với thủ đoạn mới, tinh vi, lợi dụng sơ hở của pháp luật để trục lợi đặc biệt lớn, nhưng đến nay mới nộp hơn 200 tỷ đồng là "không đáng kể" so với thiệt hại gây ra...

0342118e-23fa-4e7a-aefd-62936f831304-1721871741969-7874.jpg
Đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa xét xử cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết

Chiều ngày 26/7, Viện Kiểm sát công bố bản luận tội đối với cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết và 49 bị cáo liên quan trong vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn FLC, sau 4 ngày xét hỏi.

ĐỀ NGHỊ MỨC ÁN 24 - 26 NĂM TÙ ĐỐI VỚI BỊ CÁO TRỊNH VĂN QUYẾT

Theo đại diện Viện Kiểm sát, thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn, là nơi tạo ra công ăn việc làm cho người dân, Nhà nước đã ban hành nhiều quy định pháp luật để làm minh bạch thị trường này.

Tuy nhiên, cơ quan tố tụng xác định thủ đoạn phạm tội của Trịnh Văn Quyết là mới, tinh vi, đã sử dụng Công ty Faros làm công cụ để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thao túng thị trường chứng khoán.

Viện Kiểm sát cũng ghi nhận thái độ tích cực hợp tác và nguyện vọng khắc phục hậu quả, song số tiền bị cáo Quyết đã nộp để khắc phục hậu quả vụ án là không đáng kể (hơn 240 tỷ đồng) so với hậu quả bị cáo này gây ra là hơn 4.300 tỷ đồng.

Do đó, Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Hà Nội đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt cựu Chủ tịch FLC 19 - 20 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và 5 - 6 năm tù về tội “Thao túng thị trường chứng khoán”. Tổng hợp hình phạt đề nghị là 24 - 26 năm tù và cấm hành nghề chứng khoán trong vòng 3 – 5 năm.

z565572271941009b5d470fcc915d93935774eb93e1f6e-17216081487631060236077-8224.jpg
Bị cáo Trịnh Văn Quyết bị đề nghị 24 - 26 năm tù

Cùng với đó, bị cáo Trịnh Thị Minh Huế, em gái của ông Quyết bị Viện Kiểm sát đánh giá là phạm tội tích cực, thực hiện các hành vi giúp sức cho ông Quyết chạy dòng tiền, nâng khống vốn chủ sở hữu Công ty Faros để lừa đảo chiếm đoạt tài sản; mượn giấy tờ cá nhân của người khác để thao túng thị trường chứng khoán.

Theo đó, bị cáo Trịnh Thị Minh Huế bị đề nghị 13 - 14 năm tù về tội. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và 4 - 5 năm tù về tội. Thao túng thị trường chứng khoán”. Tổng hình phạt bị đề nghị là 17 - 19 năm tù.

Một em gái khác của ông Quyết là Trịnh Thị Thúy Nga bị đề nghị 7 - 8 năm tù về tội. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và 3 - 4 năm tù về tội “Thao túng thị trường chứng khoán”, tổng 10 - 12 năm tù.

Cựu Phó Chủ tịch Tập đoàn FLC Hương Trần Kiều Dung cũng bị đề nghị xử phạt 2 tội danh trên, với tổng hình phạt bị đề nghị 11 - 13 năm tù.

Bốn cựu lãnh đạo của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) gồm: ông Trần Đắc Sinh, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị bị đề nghị 8 - 9 năm tù; ông Lê Hải Trà, cựu Tổng Giám đốc HOSE bị đề nghị 6 - 7 năm tù; ông Trầm Tuấn Vũ, cựu Phó Tổng Giám đốc, Phó Chủ tịch Hội đồng niêm yết bị đề nghị 6 - 7 năm tù; bà Lê Thị Tuyết Hằng, cựu Giám đốc Phòng quản lý và thẩm định niêm yết, thành viên hội đồng niêm yết bị đề nghị 3 - 4 năm tù.

Cả bốn bị cáo trên cùng bị cáo buộc có hành vi "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Ngoài ra, ba bị cáo bị xét xử về tội “Công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán” gồm: ông Lê Công Điền, Vụ trưởng Vụ Giám sát công ty đại chúng bị đề nghị 36 - 42 tháng tù; ông Dương Văn Thanh, Tổng Giám đốc Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam bị đề nghị 24 - 30 tháng tù; Phạm Minh Trung, Trưởng phòng đăng ký chứng khoán thuộc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam bị đề nghị 18 - 24 tháng.

Các bị cáo còn lại bị đề nghị mức án từ 18 tháng đến 11 năm tù đối với các tội theo truy tố.

Về dân sự, Viện Kiểm sát kiến nghị tiếp tục duy trì các biện pháp kê biên phong tỏa tài sản của các bị cáo để đảm bảo thi hành án. Ông Quyết có trách nhiệm chính trong bồi thường thiệt hại, 7 đồng phạm bị cáo buộc cả hai tội danh như ông, phải liên đới chịu trách nhiệm.

MONG ĐƯỢC TẠO ĐIỀU KIỆN KHẮC PHỤC HẬU QUẢ

Tại tòa, cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết thừa nhận các cáo buộc trong cáo trạng, không đưa ra lời bao biện hay tự bào chữa nào về hành vi của bản thân với cả 2 tội danh.

Ông Quyết giãi bày rằng ông ta không có mục đích chiếm đoạt tài sản của nhà đầu tư. Theo ông Quyết, việc mua lại Công ty Faros là chỉ muốn có một công ty làm xây dựng để chủ động trong hoạt động đầu tư, xây dựng của FLC và sau đó là triển khai mở rộng thực hiện các công trình bên ngoài phạm vi tập đoàn.

Về tài sản và phương án khắc phục hậu quả hơn 4.300 tỷ đồng của vụ án, Trịnh Văn Quyết mong Hội đồng xét xử tạo điều kiện với khối tài sản trị giá khoảng 5.000 tỷ đồng đang bị cơ quan điều tra phong tỏa, để bị cáo có thể dùng để khắc phục vụ án.

Tương tự, các bị cáo còn lại đều thừa nhận cáo buộc, thể hiện thái độ ăn năn, hối cải và mong Hội đồng xét xử cho được hưởng khoan hồng của pháp luật.

xet-xu-flc-2291-7304.png
Các bị cáo tại phiên toà

Trong các ngày xét xử trước đó, nhiều bị hại được Hội đồng xét xử cho đưa ra ý kiến. Họ đều chung quan điểm muốn được Trịnh Văn Quyết bồi thường bằng cách mua lại cổ phiếu ROS bằng giá trị lúc mua.

Ông L.Q.H (Hà Nội) trình bày mua cổ phiếu ROS từ khoảng năm 2019 - 2020, mua dần dần để tăng khối lượng cổ phiếu nắm giữ. Hiện ông còn nắm giữ 150.000 cổ phiếu ROS.

Ông H. nhấn mạnh những người đang nắm giữ cổ phiếu ROS hiện nay mới là những người chịu thiệt hại trực tiếp từ vụ án. Do đó, ông đề nghị tòa án xác định ông và những người tương tự là bị hại.

“Tôi mong ông Trịnh Văn Quyết khắc phục cho chúng tôi, những người không còn nhu cầu nắm giữ, bằng cách mua lại cổ phiếu ROS” - ông H. nói.

Tương tự, ông L.N.N (Đà Nẵng) được triệu tập đến phiên tòa cả với tư cách bị hại và tư cách người liên quan, hiện còn nắm giữ hơn 667.000 cổ phiếu.

Theo trình bày, ông N. ông mua cổ phiếu ROS khi mã cổ phiếu này nằm trong rổ VN30. Vì vậy, ông cũng như các nhà đầu tư khác tin tưởng mua. Bây giờ, ông N. mong muốn được bồi thường thiệt hại cả về vật chất và tinh thần.

Đặc biệt, một số người còn xin Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt cho cựu Chủ tịch FLC để bị cáo trở về tiếp tục kinh doanh, khắc phục hậu quả. Qua đó, cổ phiếu ROS lại tiếp tục được giao dịch trên sàn chứng khoán.

Ông V.X.H (Hà Nội) chia sẻ đã mua cổ phiếu ROS từ năm 2018 - 2019 và hiện còn sở hữu 1.300 cổ phiếu của công ty này.

Ông H. đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giảm hình phạt cho cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC để sớm được về tiếp tục sản xuất kinh doanh, để không ảnh hưởng đến các nhà đầu tư còn đang nắm giữ cổ phiếu.

Xem thêm

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết khẳng định chưa bao giờ có ý định lừa đảo nhà đầu tư, tiếp tục xin khắc phục hậu quả

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết khẳng định chưa bao giờ có ý định lừa đảo nhà đầu tư, tiếp tục xin khắc phục hậu quả

Tại phiên tòa xét xử, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết khẳng định rằng mình không có ý định lừa dối các nhà đầu tư và thừa nhận các hành vi phạm tội của bị cáo. Cùng với đó, bà Lê Thị Ngọc Diệp, vợ ông Quyết đã thay mặt chồng nộp khắc phục hậu quả thêm 25,1 tỷ đồng…

Xét xử vụ án Trịnh Văn Quyết: Từ cựu lãnh đạo HOSE đến nữ thợ may giúp sức nâng vốn khống tại FLC Faros

Xét xử vụ án Trịnh Văn Quyết: Từ cựu lãnh đạo HOSE đến nữ thợ may giúp sức nâng vốn khống tại FLC Faros

Phiên tòa xét xử vụ án Trịnh Văn Quyết đã thu hút sự chú ý đặc biệt từ dư luận khi danh sách bị cáo bao gồm từ những cựu lãnh đạo của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) cho đến các “doanh nhân ảo” bị cáo buộc tham gia vào hành vi góp vốn khống tại công ty FLC Faros…

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…