Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết khẳng định chưa bao giờ có ý định lừa đảo nhà đầu tư, tiếp tục xin khắc phục hậu quả

Tại phiên tòa xét xử, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết khẳng định rằng mình không có ý định lừa dối các nhà đầu tư và thừa nhận các hành vi phạm tội của bị cáo. Cùng với đó, bà Lê Thị Ngọc Diệp, vợ ông Quyết đã thay mặt chồng nộp khắc phục hậu quả thêm 25,1 tỷ đồng…

22-7-anh-chot-trang-13-17216568314201759528264-1721698864289-17216988661821532478738-5860.jpeg
Bị cáo Trịnh Văn Quyết khai báo tại toà

Ngày 23/7, phiên tòa xét xử ông Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC và 49 bị can khác về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Thao túng thị trường chứng khoán”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán” tiếp tục diễn ra.

Sau khi xét hỏi 49 bị cáo, trưa 23/7, Hội đồng xét xử yêu cầu đưa bị cáo Trịnh Văn Quyết quay trở lại phòng xét xử sau nhiều giờ cách ly để bắt đầu thẩm vấn.

CHẤP NHẬN PHÁN QUYẾT CỦA TOÀ, NỘP KHẮC PHỤC THÊM 21,5 TỶ ĐỒNG

Tại tòa, ông Quyết thừa nhận mọi cáo buộc trong cáo trạng cũng như đồng ý về 2 hành vi phạm tội của mình là “Thao túng thị trường chứng khoán” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Trả lời thẩm vấn về mục đích hành vi phạm tội, cựu Chủ tịch FLC khẳng định: “Bị cáo chưa bao giờ có mục đích chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư”. Theo ông Quyết, việc mua lại Công ty Faros là chỉ muốn có một công ty làm xây dựng để chủ động trong hoạt động đầu tư, xây dựng của FLC và sau đó là triển khai mở rộng thực hiện các công trình bên ngoài phạm vi tập đoàn.

Về vốn thực góp, bị cáo nói không nhớ và khẳng định “mọi quy kết trong cáo trạng như thế nào bị cáo đều thấy đúng và tôn trọng”. Theo cáo buộc, ông Trịnh Văn Quyết là chủ mưu, chỉ đạo việc góp vốn khống, sử dụng vốn góp khống để hợp thức việc nâng khống, sử dụng vốn góp khống của Faros từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng; đăng ký công ty đại chúng, đăng ký chứng khoán và niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE.

Cổ phiếu ROS sau đó được bán cho hơn 30.000 nhà đầu tư, thu lợi bất chính hơn 3.600 tỷ đồng.

Ở hành vi thao túng thị trường chứng khoán, bị cáo Trịnh Văn Quyết cũng là người chủ mưu, quyết định, chỉ đạo việc cấp khống tiền cho các tài khoản do bị can Trịnh Thị Minh Huế, em gái ông Quyết quản lý sử dụng. Theo chỉ đạo của bị cáo Quyết, bị cáo Huế mượn giấy tờ của 45 người, thành lập 20 công ty, mở 500 tài khoản chứng khoán, thực hiện mua bán thao túng giá 5 mã cổ phiếu.

xet-xu-flc-2291-7304.png
Các bị cáo tại toà

Được gọi lên bục khai báo, bị cáo Trịnh Thị Minh Huế, em gái ông Trịnh Văn Quyết thừa nhận bản thân đã thực hiện các hành vi nâng vốn khống của Faros, nhờ người ký khống hồ sơ sở hữu cổ phần, bán cổ phiếu… đều theo chỉ đạo của anh mình.

Tiền thu được từ hoạt động thao túng cổ phiếu do Huế quản lý, nhưng sử dụng theo chỉ đạo của ông Quyết. Bị cáo Huế cũng trình bày không được hưởng lợi gì từ các hành vi phạm tội.

Ngoài ra, em gái của cựu Chủ tịch FLC cũng cho biết ông Quyết là người chọn sẵn tài khoản để giao dịch trong ngày, bà Huế chỉ thao tác trên máy tính; khi nào anh trai nhắn tin “mua/bán” thì bà bắt đầu thao tác đặt lệnh và làm ngay khi anh Quyết nhắn tin.

Cuối phần khai báo, bị cáo Huế khẳng định bản thân không hưởng lợi từ những hành vi nêu trên, đồng thời mong Hội đồng xét xử xem xét các số liệu trong hồ sơ mà bị cáo đã xác nhận.

Trong vụ án này, cả ông Quyết và bà Huế đều bị truy tố về 2 tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Thao túng thị trường chứng khoán”.

Liên quan đến sự việc trên, sáng ngày 23/7, bà Lê Thị Ngọc Diệp, vợ ông Trịnh Văn Quyết cũng có đơn gửi tới Hội đồng xét xử - Toà án Nhân dân Thành phố Hà Nội về việc nộp tiền bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả.

Trong đơn, bà Diệp trình bày: "Thực hiện theo mong muốn, nguyện vọng của chồng tôi – anh Trịnh Văn Quyết về việc khắc phục toàn bộ hậu quả của vụ án. Gia đình chúng tôi đã tiếp tục huy động mọi nguồn lực, vay mượn anh em, họ hàng, bạn bè tối đa để nộp tiền khắc phục hậu quả ở mức cao nhất và đến nay gia đình chúng tôi đã vay mượn, huy động thêm được số tiền 25,1 tỷ đồng". Theo đó, bà Diệp đã thay mặt chồng nộp khắc phục hậu quả thêm 25,1 tỷ đồng.

CÁC BỊ CÁO THỪA NHẬN HÀNH VI SAI PHẠM

Liên quan đến hành vi của nhóm cựu lãnh đạo Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) bị truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", các bị cáo cũng đều thừa nhận hành vi sai phạm.

Cụ thể, bị cáo Trần Đắc Sinh, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị HOSE khai báo đã nghe cấp dưới báo cáo về việc Công ty Faros "có vấn đề về kiểm toán". Tuy nhiên, với vai trò Hội đồng thành viên của HOSE, bị cáo Sinh không có nghĩa vụ xét hồ sơ niêm yết mà chỉ nghe báo cáo sơ bộ của Ban điều hành và Hội đồng thẩm định. Sau khi hai cơ quan này họp và thống nhất việc cho Công ty Faros niêm yết, hồ sơ mới được chuyển lên Hội đồng quản trị trong cuộc họp giao ban vào năm 2016.

Bị cáo này thừa nhận toàn bộ hành vi sai phạm đã nêu trong cáo trạng, song khẳng định sai trong vụ án là sai phạm có hệ thống từ Uỷ Ban Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán…

"Với tư cách là người đứng đầu, tôi không có ý kiến gì về các cáo buộc như cáo trạng nêu", ông Sinh thừa nhận.

screen-shot-2024-07-22-at-100747-6332-2437.png
Bị cáo Trần Đắc Sinh

Cũng tại phiên xét hỏi, ông Lê Hải Trà, Cựu Phó Tổng Giám đốc kiêm Thành viên Hội đồng quản trị và Thành viên Hội đồng niêm yết HOSE khai bản thân không phải người quản lý chính việc niêm yết mà phụ trách mảng công nghệ thông tin.

Bị cáo cho biết cá nhân không có mối quan hệ trực tiếp với phòng nghiệp vụ, nhưng có yêu cầu cấp dưới làm nhanh cho cổ phiếu ROS được sớm niêm yết. Bản thân bị cáo này có quan hệ quen biết với với Trịnh Văn Quyết, tuy nhiên không nhận được lợi ích gì từ hành vi của bản thân.

Bị cáo Trà cũng khai rằng, tại thời điểm đó tin tưởng vào các báo cáo tài chính, các nội dung ông yêu cầu cũng đều được doanh nghiệp giải trình, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Vụ Giám sát công ty đại chúng không có yêu cầu giải trình thêm nên "theo nhận thức lúc đó doanh nghiệp đã đáp ứng, đủ điều kiện là công ty địa chúng và niêm yết".

screen-shot-2024-07-22-at-100825-6448-4088.png
Bị cáo Lê Hải Trà

Cũng tại phần xét hỏi, một số bị cáo liên quan đến vụ án đã đều thừa nhận sai phạm như trong cáo trạng đã nêu.

Cụ thể, bị cáo Lê Công Điền, cựu Vụ trưởng Vụ Giám sát công ty đại chúng, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khai bị cáo đã ký công văn chấp thuận Công ty Faros trở thành công ty đại chúng có vốn góp chủ sở hữu là 4.300 tỷ đồng. Sau đó đăng thông tin sai lệch này lên cổng thông tin điện tử của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước để toàn thị trường chứng khoán biết.

Từ đó, giúp Trịnh Văn Quyết làm thủ tục niêm yết, bán cổ phiếu, chiếm đoạt tiền, gây thiệt hại hơn 3.621 tỷ đồng cho 30.403 nhà đầu tư trên sàn chứng khoán. Hành vi của bị cáo Điền đã phạm vào tội "Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán".

Tương tự, bị cáo Nguyễn Ngọc Tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán Hà Nội thừa nhận, các báo cáo tài chính năm 2014, năm 2015 và báo cáo vốn chủ sở hữu từ ngày 1/1/2016 đến ngày 21/3/2016 của Công ty Faros (công ty thành viên của Tập đoàn FLC) và các tài liệu thu thập được không đủ căn cứ để đưa ra ý kiến chấp thuận toàn phần theo chuẩn mực kiểm toán. Tuy nhiên, bị cáo vẫn ký ban hành báo cáo kiểm toán có nội dung chấp thuận toàn phần đối với các báo cáo tài chính và báo cáo vốn góp chủ sở hữu của Công ty Faros trái quy định.

Xem thêm

Xét xử vụ án Trịnh Văn Quyết: Từ cựu lãnh đạo HOSE đến nữ thợ may giúp sức nâng vốn khống tại FLC Faros

Xét xử vụ án Trịnh Văn Quyết: Từ cựu lãnh đạo HOSE đến nữ thợ may giúp sức nâng vốn khống tại FLC Faros

Phiên tòa xét xử vụ án Trịnh Văn Quyết đã thu hút sự chú ý đặc biệt từ dư luận khi danh sách bị cáo bao gồm từ những cựu lãnh đạo của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) cho đến các “doanh nhân ảo” bị cáo buộc tham gia vào hành vi góp vốn khống tại công ty FLC Faros…

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…