Trịnh Văn Quyết xin bán toàn bộ tài sản để khắc phục, nhà đầu tư yêu cầu bồi thường

Cựu chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết tiếp tục xin được tạo điều kiện bán toàn bộ tài sản ước tính gần 5.000 tỷ đồng đang bị phong tỏa để khắc phục hậu quả…

vks-17217358680581333178257-3991.jpeg
Đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa xét xử cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết sáng nay 25/7

Sáng 25/7, phiên tòa xét xử ông Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC và 49 bị cáo khác về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Thao túng thị trường chứng khoán”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán” tiếp tục diễn ra.

Theo kế hoạch, đại diện Viện Kiểm sát sẽ phát biểu quan điểm luận tội với các bị cáo. Tuy nhiên, đầu giờ sáng nay, Viện Kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử quay lại xét hỏi đối với bị cáo Trịnh Văn Quyết về phương án khắc phục hậu quả vụ án.

MONG ĐƯỢC TẠO ĐIỀU KIỆN KHẮC PHỤC HẬU QUẢ

Trước tòa, bị cáo Trịnh Văn Quyết cho biết, đến ngày 25/7, bị cáo đã khắc phục gần 240 tỷ đồng.

Về phương án khắc phục tiếp theo, ông Quyết chia sẻ, từ trong trại tạm giam, bị cáo luôn nỗ lực, đau đáu về việc khắc phục hậu quả. Qua đó, nhiều lần bị cáo thông qua luật sư, những người thuộc tập đoàn để nhờ và tìm cách khắc phục.

Theo đó, bị cáo Quyết cho biết đã bán hãng hàng không Bamboo Airway “mà bị cáo tâm huyết cả đời” để có tiền đền bù và đã thu được 200 tỷ đồng, nộp về cơ quan điều tra để khắc phục. Còn lại 500 tỷ đồng, họ cam kết chuyển về cơ quan điều tra để bị cáo tiếp tục khắc phục hậu quả. “Với số tiền này, bị cáo nghĩ rằng đủ trả hết số tiền bị quy kết cho tội “Thao túng thị trường chứng khoán”, ông Quyết nói.

ong-trinh-van-quyet-co-gan-5000-ti-dong-co-2608.png
Bị cáo Trịnh Văn Quyết khai báo tại toà

Tiếp tục trình bày, bị cáo Quyết cho biết, cuối tháng 8/2022, ông bị khởi tố thêm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, với cáo buộc cùng hai em gái và một số bị cáo nâng khống vốn của Công ty Faros từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng.

Cơ quan tố tụng quy kết số tiền ông Quyết phải chịu trách nhiệm trong tội danh này là hơn 3.600 tỷ đồng.

Theo lời Cựu chủ tịch FLC, bị cáo xin dùng bộ tài sản cá nhân gây dựng 20 năm để khắc phục tối đa hậu quả. Bị cáo đã xin bán toàn bộ tài sản tích góp, bao gồm tài sản cá nhân và cổ phần tại FLC.

Tiếp đó, cựu chủ tịch FLC cho biết bị cáo đang nắm giữ hơn 30% cổ phần Tập đoàn FLC và nhiều lần đã đề nghị được bán để khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, đến nay, số cổ phần trên vẫn "đóng băng".

"Hơn 30% cổ phần này rất lớn vì FLC sở hữu nhiều tài sản trị giá hàng chục ngàn tỷ đồng, với 5.000 đến 6.000 phòng khách sạn 5 sao. Tính qua, FLC có tài sản lên tới hàng tỷ USD, trong đó tôi có hơn 30% cổ phần", bị cáo Trịnh Văn Quyết trình bày.

Trả lời câu hỏi của Hội đồng xét xử, cựu Chủ tịch FLC cho biết tài sản trên có một số đang thế chấp ngân hàng, nhưng phần lớn là thuộc tập đoàn.

Sau nội dung trả lời trên, đại diện Viện kiểm sát cho biết, để đảm bảo quyền lợi cho các bị cáo, cũng như để Viện Kiểm sát xem xét đầy đủ các tình tiết giảm nhẹ, Hội đồng xét xử quyết định tạm dừng phiên tòa và quay lại phần luận tội vào chiều mai 26/7.

NHÀ ĐẦU TƯ YÊU CẦU BỒI THƯỜNG SỐ TIỀN MUA CỔ PHIẾU

Trước khi diễn ra phiên tòa, tòa đã triệu tập hơn 30.000 nhà đầu tư mua cổ phiếu ROS của Công ty Faros đến tòa với tư cách bị hại. Ngoài ra, hơn 63.000 nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu ROS được triệu tập với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

Tuy nhiên, rất ít những người nêu trên tham gia phiên tòa. Tại phiên toà, một số bị hại, người nghĩa vụ liên quan còn nắm giữ cổ phiếu ROS nhiều đều mong muốn bị cáo Trịnh Văn Quyết nhanh chóng đền bù tổn thất tinh thần cũng như vật chất bằng cách đền bù bằng số tiền nhà đầu tư đã mua cổ phiếu hoặc cho giao dịch lại mã cố phiếu ROS.

Ông L.Q.H (Hà Nội) trình bày mua cổ phiếu ROS từ khoảng năm 2019 - 2020, mua dần dần để tăng khối lượng cổ phiếu nắm giữ. Hiện ông còn nắm giữ 150.000 cổ phiếu ROS.

Ông H. nhấn mạnh những người đang nắm giữ cổ phiếu ROS hiện nay mới là những người chịu thiệt hại trực tiếp từ vụ án. Do đó, ông đề nghị tòa án xác định ông và những người tương tự là bị hại.

“Tôi mong ông Trịnh Văn Quyết khắc phục cho chúng tôi, những người không còn nhu cầu nắm giữ, bằng cách mua lại cổ phiếu ROS” - ông H. nói.

Tương tự, ông L.N.N (Đà Nẵng) được triệu tập đến phiên tòa cả với tư cách bị hại và tư cách người liên quan, hiện còn nắm giữ hơn 667.000 cổ phiếu.

Theo trình bày, ông N. ông mua cổ phiếu ROS khi mã cổ phiếu này nằm trong rổ VN30. Vì vậy, ông cũng như các nhà đầu tư khác tin tưởng mua. Bây giờ, ông N. mong muốn được bồi thường thiệt hại cả về vật chất và tinh thần.

Bên cạnh đó, một số nhà đầu tư khác mong Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Trịnh Văn Quyết để bị cáo có thể trở về tiếp tục sản xuất kinh doanh. Qua đó, cổ phiếu ROS lại tiếp tục được giao dịch trên sàn chứng khoán.

Ông V.X.H (Hà Nội) chia sẻ đã mua cổ phiếu ROS từ năm 2018 - 2019 và hiện còn sở hữu 1.300 cổ phiếu của công ty này.

Ông H. đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giảm hình phạt cho cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC để sớm được về tiếp tục sản xuất kinh doanh, để không ảnh hưởng đến các nhà đầu tư còn đang nắm giữ cổ phiếu.

Xem thêm

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết khẳng định chưa bao giờ có ý định lừa đảo nhà đầu tư, tiếp tục xin khắc phục hậu quả

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết khẳng định chưa bao giờ có ý định lừa đảo nhà đầu tư, tiếp tục xin khắc phục hậu quả

Tại phiên tòa xét xử, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết khẳng định rằng mình không có ý định lừa dối các nhà đầu tư và thừa nhận các hành vi phạm tội của bị cáo. Cùng với đó, bà Lê Thị Ngọc Diệp, vợ ông Quyết đã thay mặt chồng nộp khắc phục hậu quả thêm 25,1 tỷ đồng…

Xét xử vụ án Trịnh Văn Quyết: Từ cựu lãnh đạo HOSE đến nữ thợ may giúp sức nâng vốn khống tại FLC Faros

Xét xử vụ án Trịnh Văn Quyết: Từ cựu lãnh đạo HOSE đến nữ thợ may giúp sức nâng vốn khống tại FLC Faros

Phiên tòa xét xử vụ án Trịnh Văn Quyết đã thu hút sự chú ý đặc biệt từ dư luận khi danh sách bị cáo bao gồm từ những cựu lãnh đạo của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) cho đến các “doanh nhân ảo” bị cáo buộc tham gia vào hành vi góp vốn khống tại công ty FLC Faros…

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…