Đại án ngân hàng: Phạm Công Danh bị đề nghị 20 năm tù, Trầm Bê 4 - 5 năm tù

Hôm nay, đại diện VKSND giữ quyền công tố tại tòa đã đề nghị mức án đối với 46 bị cáo trong vụ án cố ý làm trái quy định xảy ra tại 4 Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB), về phần trách nhiệm dân sự, đạ
Đại án ngân hàng: Phạm Công Danh bị đề nghị 20 năm tù, Trầm Bê 4 - 5 năm tù

Tại phiên tòa xét xử bị cáo Phạm Công Danh, Trầm Bê và 44 bị cáo trong vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại 4 Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB, nay là CBBank), Sài Gòn thương tín (Sacombank), Tiên Phong (TPBank), Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), đại diện VKSND đã đề nghị mức án đối với các bị cáo.

Cụ thể mức án bị đề nghị của các bị cáo như sau: Bị cáo Phạm Công Danh (53 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐQT VNCB) bị đề nghị mức án 20 năm tù. Bị cáo Trầm Bê (59 tuổi, nguyên Phó Chủ tịch thường trực HĐQT, kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank) bị đề nghị mức án 4 đến 5 năm tù.

Các bị cáo Phan Thành Mai (nguyên Phó tổng giám đốc VNCB) bị đề nghị mức án từ 12 đến 14 năm tù. Bị cáo Phan Huy Khang (nguyên Tổng giám đốc Sacombank) bị đề nghị từ 3 đến 4 năm tù. Các bị cáo còn lại bị đại diện VKSND giữ quyền công tố tại tòa đề nghị mức án từ 2 đến 5 năm tù.

Về phần trách nhiệm dân sự, đại diện VKSND đề nghị thu hồi số tiền hơn 6.000 tỷ đồng là tang vật vụ án từ các ngân hàng Sacombank, TPBank và BIDV.

Theo Viện KSND, trong phiên tòa sơ thẩm lần 1 vào ngày 8/1/2018 (HĐXX trả hồ sơ điều tra bổ sung - PV) và trong phiên tòa sơ thẩm lần 2 này, đã làm sáng tỏ hầu hết nội dung vụ án, cũng như lời trình bày của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, nguyên đơn dân sự trong vụ án.

Kết quả thẩm vấn công khai tại tòa đã làm rõ nhóm Phạm Công Danh nhận quyền chuyển nhượng cổ phần Ngân hàng Đại Tín - TrustBank (VNCB) từ nhóm Hứa Thị Phấn. Việc tiếp nhận một ngân hàng yếu kém, cùng việc chạy theo yêu cầu tăng vốn điều lệ khi khả năng tài chính của nhóm Phạm Công Danh không có dẫn đến Danh cùng đồng phạm thực hiện hàng loạt hành vi phạm tội.

Trong đó, Phạm Công Danh có hành vi sử dụng 29 công ty do bị cáo đứng sau vay tiền tại Sacombank, NH TMCP Tiên Phong (TPBank), NH TMCP Đầu tư và phát triển VN (BIDV), sau đó dùng tiền của VNCB gửi liên ngân hàng tại 3 ngân hàng này bảo lãnh cho 29 công ty của Danh, gây thiệt hại của VNCB hơn 6.126 tỉ đồng.

Trầm Bê, Phan Huy Khang trực tiếp gặp, bàn bạc, thống nhất cho Phạm Công Danh vay 1.800 tỉ đồng nhưng yêu cầu Danh dùng tiền của VNCB để bảo lãnh cho khoản vay, sau đó chỉ đạo cán bộ cấp dưới thực hiện việc cho vay. Khi cho vay, 2 bị cáo biết rõ Danh là Chủ tịch VNCB, là đối tượng mà theo quy định tại luật Các tổ chức tín dụng thì không được phép dùng tiền của VNCB để tổ chức tín dụng khác cấp tín dụng cho mình, nhưng vẫn cố ý bỏ qua các quy định bắt buộc, tạo điều kiện để Danh vay tiền, gây thiệt hại cho VNCB.

Theo Viện KSND, từ lợi ích của mình, Danh lôi kéo các bị cáo khác của 4 ngân hàng để thực hiện hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho VNCB. Danh là bị cáo chủ mưu, có vai trò quyết định nên cần có mức hình phạt cao nhất. Trầm Bê, Phan Huy Khang vì lợi ích của ngân hàng đã giúp sức cho Phạm Công Danh nên cần có mức án nghiêm.

Có thể bạn quan tâm

Hơn 1.000 tỷ USD Mỹ đã bị đánh cắp hàng năm thông qua lừa đảo qua điện thoại và internet

Vén màn “Ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô”: Thâm nhập "Khu tự trị" Mae Sot

Đằng sau những vụ hack tài khoản, chiếm đoạt tiền từ châu Âu sang châu Á sang Mỹ… là cả một “ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô” hoạt động tinh vi, bài bản. Hàng trăm ngàn “nạn nhân” của nạn buôn người đang trở thành những nô lệ hiện đại, làm công cụ lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỷ USD mỗi năm...

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Ngành du lịch Mỹ đang chao đảo khi lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh do căng thẳng chính trị, chính sách nhập cư khắt khe và các rào cản visa, khiến nhiều điểm đến và doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thất thu nghiêm trọng trong mùa cao điểm…

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…