Đại biểu Quốc hội đề xuất dừng việc mua bán, sử dụng pháo hoa, pháo nổ dịp Tết

Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội XV, các đại biểu đã tích cực đưa ra những ý kiến đóng góp liên quan việc mua bán, sử dụng pháo hoa, pháo nổ dịp Tết Nguyên đán...

Đại biểu Quốc hội Huỳnh Thị Phúc
Đại biểu Quốc hội Huỳnh Thị Phúc

Ngày 3/6, Quốc hội tiếp tục thảo luận về dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 7.

Phát biểu tại cuộc họp, đại biểu Huỳnh Thị Phúc (đoàn Bà Rịa Vũng Tàu) cho biết, dự luật đã luật hóa chặt chẽ các nội dung liên quan đến nguyên tắc, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất nổ, công cụ hỗ trợ nhằm bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền của con người và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, dự thảo luật sửa đổi chưa điều chỉnh đối với pháo hoa, pháo nổ với lý do đã có Nghị định 137/2020 của Chính phủ và mới sửa đổi, bổ sung năm 2023, quy định về hoạt động chế tạo, sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng pháo hoa, pháo nổ.

Do vậy, bà Phúc đề nghị xem xét, bổ sung quy định về hoạt động chế tạo, sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng pháo hoa, pháo nổ vào dự luật này để luật hóa, đảm bảo tính chặt chẽ và giải quyết những vấn đề phát sinh có liên quan đến pháo hoa, pháo nổ.

"Tôi đề nghị Bộ Quốc phòng và Bộ Công an xem xét và dừng lại việc cho phép mua bán, sử dụng pháo hoa, pháo nổ trong dịp Tết Nguyên đán. Bởi hoạt động mua bán, đốt pháo hoa tràn lan trong 2 - 3 năm gần đây không đóng góp gì cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như không đem lại lợi ích cho nhân dân mà còn đe dọa đến công tác phòng, chống cháy nổ và sức khỏe của người dân", đại biểu đoàn Bà Rịa Vũng Tàu nêu ý kiến.

Theo bà, hoạt động bắn pháo hoa đã được các địa phương, các cơ quan chức năng tổ chức tập trung, phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của nhân dân vào dịp Tết Nguyên đán và các sự kiện trọng đại của đất nước, địa phương, đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống cháy nổ và các điều kiện có liên quan.

Nếu siết chặt trở lại việc sử dụng pháo sẽ khắc phục bất cập, lỗ hổng trong quản lý mua bán, phân phối sử dụng pháo hoa phát sinh những năm qua. Đặc biệt là tình trạng nhập lậu, sử dụng sai quy định và đe dọa an toàn cháy nổ.

Đối ngược lại với ý kiến của bà Phúc, đại biểu Phạm Văn Hòa (Hội luật gia tỉnh Đồng Tháp) đề nghị cho phép doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có điều kiện được sản xuất pháo hoa tầm thấp, thay vì chỉ đơn vị của Bộ Quốc phòng được thực hiện.

Thực tế, vào dịp Tết, rất nhiều người dân khó khăn trong việc mua pháo hoa về chơi vì chỉ có đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng được bán. Do đó, đại biểu đề nghị nên xem xét lại việc doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có điều kiện được sản xuất pháo hoa.

Ngoài ra, đại biểu Trần Định Gia (đoàn Hà Tĩnh) bày tỏ lo lắng khi thời gian qua đã phát hiện nhiều cá nhân mua bán hóa chất để sản xuất thuốc nổ hoặc thuốc pháo nổ có sức công phá và sát thương cao, gây nguy hiểm cho tính mạng của người dân.

Thực trạng như vậy nhưng vẫn chưa có quy định về vật liệu nổ có tính năng, tác dụng tương tự nên không có căn cứ để xử lý hình sự đối với tội sản xuất, mua bán, tàng trữ vật liệu, vận chuyển trái phép vật liệu nổ đối với các loại thuốc nổ và thuốc pháo nổ tự chế.

Vì vậy, đại biểu Trần Định Gia đề nghị dự thảo luật cần bổ sung quy định chi tiết về vật liệu nổ có tính năng, tác dụng tương tự.

Khái niệm pháo nổ và pháo hoa lần đầu tiên được nêu cụ thể tại Nghị định 137/2020 có hiệu lực từ ngày 11/1/2021 thay thế nghị định 36/2009. Các cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mới được sử dụng pháo hoa lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm. Ngoài dịp này, ai tự ý đốt pháo hay đốt pháo nhập lậu sẽ bị xử phạt 1 - 2 triệu đồng.

Theo Bộ Công an, pháo hoa là loại pháo chỉ phát sáng chứ không gây ra tiếng nổ như pháo bông, pháo điện, pháo phụt, que hương phát sáng, pháo khi bắn lên trời không gây ra tiếng nổ mà chỉ tóe sáng. Dù người dân được phép đốt pháo hoa nhưng việc sử dụng pháo nổ hoặc pháo hoa nổ (loại nằm trong pháo nổ) vẫn bị nghiêm cấm.

Xem thêm

Năm 2023, lực lượng chức năng toàn quốc đã phát hiện, thu giữ hơn 40.000 kg pháo

Loại pháo nào an toàn cho người tiêu dùng trong dịp Tết 2024?

Vào thời điểm cuối năm, tình trạng pháo lậu, pháo tự chế diễn ra ngày càng phức tạp. Những hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến pháo nổ luôn tiềm ẩn mối nguy hiểm tới tính mạng, sức khỏe và tình hình an ninh, trật tự. Do vậy, người dân càng phải cẩn trọng hơn trong việc lựa chọn pháo đón Tết…

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...