“Đại gia” Thái lại mua cổ phiếu Nhựa Bình Minh

Tổ chức The Nawaplastic Industries (Saraburi) Co., Ltd vừa thông báo đăng ký mua thêm hơn 1,17 triệu cổ phiếu BMP của CTCP Nhựa Bình Minh. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 18/6 đến 16/7/2018.
“Đại gia” Thái lại mua cổ phiếu Nhựa Bình Minh

Trước đó,  trong khoảng thời gian từ 14/5 đến 12/6, Nawaplastic cũng hoàn thành mua 1,7 triệu cổ phiếu BMP trong tổng số hơn 2,86 triệu cổ phiếu đã đăng ký trước đó. Nguyên nhân không thực hiện được hết lượng cổ phiếu mong muốn do không phù hợp giá mục tiêu.

Hiện, Nawaplastic đang sở hữu hơn 43,35 triệu cổ phiếu BMP tương ứng 52,96% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của Nhựa Bình Minh. Nếu giao dịch thành công tổ chức này sẽ nâng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu BMP lên 54,39%.

"The Nawaplastic Industries là một thành viên của SCG - tập đoàn Thái Lan. The Nawaplastic đã trúng thầu mua toàn bộ hơn 24,13 triệu cổ phiếu BMP do SCIC sở hữu. Trước khi tham gia chào bán cạnh tranh, Nawaplastic Industries là cổ đông lớn nắm giữ hơn 16,7 triệu cổ phiếu BMP tương ứng 20,4% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết đang lưu hành của Nhựa Bình Minh.

Ngay sau khi trúng thầu số cổ phiếu BMP do SCIC bán ra, The Nawaplastic liên tục nâng tỷ lệ sở hữu tại Nhựa Bình Minh. Mỗi lần đăng ký mua đều không mua đủ số cổ phiếu mong muốn do giá không phù hợp mục tiêu. Ngay sau khi kết thúc mỗi đợt The Nawaplastic lại tiếp tục đăng ký mua tiếp đợt sau.  

Hiện tổ chức này đang có 3 thành viên Hội đồng quản trị và 1 thành viên ban kiểm soát tại Nhựa Bình Minh.

Trước Nhựa Bình Minh, SCG đã có nhiều thương vụ mua bán lớn tại Việt Nam, như chi khoảng 5.000 tỷ đồng mua lại doanh nghiệp gạch Prime Group vào cuối năm 2012. Đầu năm 2017, SCG cũng đã chi 160 triệu USD mua 100% vốn cổ phần của Công ty cổ phần Vật liệu Xây dựng Việt Nam.

Theo báo cáo tài chính quý 1/2018, doanh thu quý 1/2018 của BMP giảm 168 tỷ so với cùng kỳ năm trước đạt hơn 663 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế giảm 13,5 tỷ so với cùng kỳ đạt 86,5 tỷ đồng. EPS đạt 1.058 đồng/cổ phiếu.

Tính đến ngày 31/3/2018, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty tăng 86 tỷ so với hồi đầu năm lên 432 tỷ đồng, riêng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối kỳ này đạt hơn 428 tỷ đồng.

>> Saraburi tiếp tục tăng tỷ lệ sở hữu vốn tại Nhựa Bình Minh

Có thể bạn quan tâm

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Nhà đầu tư chỉ nên duy trì danh mục đối với những cổ phiếu xác nhận hỗ trợ thuyết phục, giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc vẫn tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định. Đồng thời, có thể cân nhắc giải ngân thêm khi thị trường có nhịp rung lắc ở những cổ phiếu này...

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Trong 9 tháng đầu năm 2024, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 99.767 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.881 tỷ đồng, gấp hơn 37 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, MWG đã hoàn thành gần 80% mục tiêu doanh thu và vượt 20% kế hoạch lợi nhuận cả năm mà công ty đề ra...

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq lập kỷ lục mới trong phiên 29/10 khi các nhà đầu tư đánh giá hàng loạt báo cáo lợi nhuận và chờ đợi kết quả từ Alphabet được công bố sau giờ đóng cửa…

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nhà đầu tư nên theo sát diễn biến tỷ giá, giá dầu và các thị trường thế giới để chờ đợi các tín hiệu xác nhận xu hướng hồi phục rõ ràng hơn. Đồng thời, tập trung nắm giữ các cổ phiếu dài hạn và chuẩn bị sẵn lượng tiền mặt để giải ngân khi các cổ phiếu này về định giá hấp dẫn...

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất hiện đang cho thấy sự phân hóa rõ rệt, khi các doanh nghiệp nhỏ hơn như Hóa chất Cơ bản Miền Nam và Hóa chất Việt Trì đang tận dụng đà tăng trưởng của thị trường để bứt phá, trong khi "ông lớn" Tập đoàn Hóa chất Đức Giang lại gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận...