Đại gia thâu tóm siêu dự án 19.000 tỷ của PVN là ai?

Dự án cảng Phước An là một dự án đầy tham vọng của PVN tại Thị Vải – Cái Mép (Đồng Nai) có tổng mức đầu tư lên tới 19.000 tỷ, tổng diện tích 183ha.
Đại gia thâu tóm siêu dự án 19.000 tỷ của PVN là ai?

Ông chủ tập đoàn Hoành Sơn nắm 51,1% cổ phần chi phối Cảng Phước An

Đây là dự án cảng tổng hợp logistic có quy mô đầu tư rất lớn, chiều dài bến 3 km gồm 6 bến container và 4 bến tổng hợp, do Công ty CP Dầu khí Đầu tư Khai thác Cảng Phước An (cảng Phước An). Trước đây, PVN nắm cổ phần chi phối 79,58%, Sonadezi nắm 8,3% và các cổ đông khác.

Kể từ tháng 7 năm ngoái đến nay, cảng Phước An đã rơi vào tay một đại gia Hà Tĩnh, và đánh dấu sự thoái lui của PVN. Đại gia này đã mạnh tay rót 460 tỷ để nắm CP chi phối ở cảng Phước An trong bối cảnh công ty này đang làm ăn bết bát.

Đó là Công ty TNHH MTV Hoành Sơn – một công ty con của tập đoàn Hoành Sơn, ông chủ Hoành Sơn sau đó cũng đã được bầu làm chủ tịch HĐQT cảng Phước An.

Đại gia thâu tóm siêu dự án 19.000 tỷ của PVN là ai? ảnh 1
 Cơ cấu cổ đông của Cảng Phước An 

Mới đây nhất, ĐHCĐ thường niên 2017 của cảng Phước An tiếp tục thông qua việc phát hành riêng lẻ 20 triệu CP cho Hoàng Sơn, để nâng vốn điều lệ từ 900 tỷ lên 1.100 tỷ đồng. Nếu thành công thì Hoàng Sơn sẽ nắm CP chi phối 61,8% tại cảng Phước An, điều đó đồng nghĩa tỷ lệ nắm giữ của PVN tại công ty này sẽ giảm còn 31,82%.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết ông chủ tập đoàn Hoành Sơn là ông Phạm Hoành Sơn, với biệt danh là “Sơn xay xát”, khá nổi tiếng ở khu vực miền Trung.

Ông Sơn đã từng chia sẻ với giới truyền thông, ông xuất thân trong gia đình không có truyền thống kinh doanh ở Hà Tĩnh, bố ông làm bộ đội còn mẹ làm giáo viên. Nhưng trong lúc gia đình nghèo đói, những năm 90 mẹ ông đã bỏ nghề để bán tem phiếu nuôi gia đình.

Ông Phạm Hoành Sơn từng nói, chính từ cái nghèo đói mà ông đã đến với nghiệp kinh doanh, và khởi nghiệp chính từ chiếc máy xay xát mà mẹ ông đã chắt chiu để mua được nó. Nên, ngày nay nhiều người vẫn gọi ông là "Sơn xay xát" là vì thế.

Sau này ông Sơn đã dấn thân vào nghiệp kinh doanh khi trải qua rất nhiều nghề. Ban đầu chỉ là các đại lý phân bón phục vụ bà con nông dân ở Hà Tĩnh. Sau này, gia đình nhà ông Sơn đã xây cả nhà máy và vươn rộng kinh doanh ra nhiều tỉnh, thành khác.

Đến năm 2001, ông Phạm Hoành Sơn đã chính thức lập ra công ty Hoành Sơn. Tiếp tục mở rộng kinh doanh sang các lĩnh vực khác như cung ứng thức ăn gia súc, kinh doanh sắt thép và xi măng…và nay là đầu tư hạ tầng, cảng biển, bất động sản.

Hàng năm Hoành Sơn tiêu thụ khoảng 200.000 tấn phân bón, 300.000 tấn xi măng, chế biến than ở Lào khoảng 200.000 tấn và khai thác khoảng 1 triệu tấn than đá…cung cấp cho các nhà máy ở Việt Nam.

Không những trở thành đại gia “khét tiếng” tại Hà Tĩnh, doanh nhân Phạm Hoành Sơn còn lấn sân sang đầu tư vào các dự án nghìn tỷ về hạ tầng giao thông, hạ tầng cảng biển và địa ốc. Bên cạnh thương vụ cảng Phước An, gần đây đại gia “Sơn xay xát” còn nhắm vào khu đất vàng cao su Sao Vàng trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội).

Khu đất hiện là nhà máy cao su Sao Vàng rộng 6ha này đang di dời, thay vào đó sẽ là một dự án BĐS cao cấp. Sau nhiều lần lựa chọn đối tác, gần đây Cao Su Sao Vàng đã chính thức lựa chọn Hoàng Sơn, vì tập đoàn này trả giá cho khu đất vào này cao nhất (435 tỷ đồng). Trong đó, Hoành Sơn sở hữu 74%, Cao Su Sao Vàng 26%.

Ngoài ra, tập đoàn Hoành Sơn của ông Phạm Hoành Sơn còn được biết đến là một đại gia xây dựng giàu có với rất nhiều dự án lớn ở Hà Tĩnh. Chẳng hạn như dự án bến cảng số 4 Cảng Vũng Áng với tổng mức đầu tư 1.489 tỷ đồng, hệ thống cấp nước cho Khu kinh tế Vũng Áng với tổng mức đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng…

Theo Gia Bảo/ Trí thức trẻ

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…