Đầu tư 144 tỷ đồng mở rộng 02 cầu trên Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Tiền Giang

Bộ trưởng Bộ GTVT vừa phê duyệt phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án mở rộng hai cầu trên Quốc lộ 1, đoạn qua tỉnh Tiền Giang.
Đầu tư 144 tỷ đồng mở rộng 02 cầu trên Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Tiền Giang

Theo chủ trương, dự án sẽ mở rộng quy mô 2 cầu bao gồm: cầu Mỹ Đức Tây, cầu Bà Lâm (bao gồm cả vuốt nối đường vào cầu) nằm trên Quốc lộ 1A đoạn qua địa phận tỉnh Tiền Giang lên quy mô 4 làn xe, vận tốc thiết kế cầu và đường vào cầu 80km/h tương đương với tuyến đường đang khai thác.

Tổng mức đầu tư của dự án là 114 tỷ đồng, trong đó hai khoản chi lớn nhất là xây lắp 57,918 tỷ đồng; chi phí GPMB là 37 tỷ đồng. Dự án dự kiến sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ còn dư giai đoạn 2014-2016 của các Dự án cải tạo, nâng cấp QL1A và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên theo Quyết định số 980/QĐ-TTg ngày 5/9/2019 của Thủ tướng Chính phủ. Công trình dự kiến khởi công năm 2020, hoàn thành năm 2021.

Hai cầu nằm trên Quốc lộ 1 đoạn qua địa phận tỉnh Tiền Giang là Mỹ Đức Tây, cầu Bà Lâm sẽ đươc mở rộng lên 4 làn xe ngay trong năm 2020.

Theo Bộ GTVT, Tiền Giang là cửa ngõ nối liền các tỉnh Miền Đông (qua Long An) và các tỉnh Miền Tây thông qua trục Quốc lộ 1A và cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương.

Hiện nay, Quốc lộ 1A qua địa bàn tỉnh Tiền Giang được đầu tư cơ bản hoàn chỉnh với quy mô 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ, tuy nhiên trên tuyến còn lại một số cầu mới chỉ đạt quy mô 2 làn xe.

Vì vậy, việc đầu tư nâng cấp các cầu trên Quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh Tiền Giang là hết sức cần thiết nhằm đồng bộ về quy mô giữa cầu và đường trên tuyến, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao, giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông, đáp ứng nhu cầu vận tải phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của tỉnh Tiền Giang nói riêng, các tỉnh Tây Nam Bộ và cả nước nói chung.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.