Để lương tăng gắn với năng suất

Cứ đến kỳ Hội đồng Tiền lương quốc gia họp bàn về việc tăng lương tối thiểu vùng báo chí lại sôi động giữa hai luồng quan điểm, lập luận của bên đại diện người sử dụng lao động và người lao động.
Để lương tăng gắn với năng suất

Và một con số thường được chốt trong thế chấp nhận chẳng đặng đừng của cả hai bên.

Năm nay cũng vậy, mức tăng lương tối thiểu vùng 6,5% cũng được chốt lại sau nhiều tranh cãi. Trong khi Tổng liên đoàn Lao động đề xuất tăng lương tối thiểu ở mức cao nhất - được cho là có lợi nhất có thể cho người lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội cũng đang trong lộ trình “tính đủ” tiền lương đóng bảo hiểm xã hội (tức bao gồm các khoản khác ngoài lương) để đảm bảo quyền lợi cho người lao động; Bộ Y tế đang đề xuất tăng mức đóng bảo hiểm y tế.

Ở phía kia, phần lớn DN, phần sử dụng lao động, lại luôn than nếu tiếp tục tăng đồng nghĩa với chi phí đầu vào tăng, “trăm dâu đổ đầu tằm” như thế sẽ dẫn đến quá sức chịu đựng. Theo tính toán, tổng chi phí trong DN là 100% thì chi phí dành cho lao động chiếm 8 - 10%, còn lại 90 - 92% là cho các chi phí khác. Do đó, tiết kiệm phần chi phí khác sẽ được DN nghĩ tới khi lương tối thiểu tăng. Thậm chí trong thời gian qua đã có không ít DN thực hiện giải pháp tiêu cực khi sa thải công nhân ở độ tuổi 35 – 40.

Hay như thông tin “90% công nhân ở một nhà máy Bình Dương đã phải nghỉ việc vì robot!” khiến không ít người đặt câu hỏi nếu chi phí lao động liên tục tăng trong khi năng suất lao động chưa tăng tương xứng có là tác nhân làm tăng con số lao động thất nghiệp.

Mặc dù trước mắt, chuyện robot cướp việc làm của công nhân chưa phổ biến nhưng hiện thực này cũng đồng thời đặt ra bài toán nan giải khác trong việc chăm lo đời sống cho người lao động. Đó còn là bài toán đào tạo lại để chuyển đổi nghề nghiệp khi những cảnh báo về nền công nghiệp 4.0 đang diễn ra.

Từ thực tế câu chuyện tiền lương tối thiểu trên có thể thấy, hệ thống tiền lương hiện cần một cái nhìn dài hạn hơn. Nhiều nước trên thế giới hiện nay, phần lớn lương tối thiểu chiếm khoảng 40 - 60% tiền lương trung bình và khoảng trống còn lại là để người lao động và DN thương lượng.

Nếu thương lượng tốt thì lương trung bình cao hơn, đời sống người lao động được cải thiện. Như vậy nếu đưa ra một mức lương trung bình làm cơ sở phân biệt theo đặc điểm phân hóa lợi nhuận ngành, bên cạnh sự phân biệt theo vùng như hiện nay, sẽ giúp mềm dẻo hơn với khả năng chi trả của DN trong từng ngành, từng khu vực.

Đó cũng là cách giúp phân luồng lao động, hướng đến sự chuyển đổi nghề nghiệp tự nhiên theo kiểu nước chảy về chỗ trũng - ngành nghề nào có tiền lương cao hơn. Như thế mới có thể là giải pháp lâu dài và bền vững.

Thê Dương/Kinh tế đô thị

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...