Đề xuất cơ quan thuế thu BHXH: Còn nhiều tranh cãi

Tại hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp về đề cương xây dựng Luật Quản lý thuế (sửa đổi) do Phòng VCCI phối hợp với Hội Tư vấn thuế Việt Nam tổ chức, đã có nhiều luồng ý kiến về việc cơ quan thuế thu bảo
Đề xuất cơ quan thuế thu BHXH: Còn nhiều tranh cãi

Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng nếu cơ quan thuế gộp thu thuế và thu bảo hiểm xã hội (BHXH) thì có thể là căn cứ để giảm mức thu BHXH cho người dân và doanh nghiệp (DN).

“Trên thực tế, những DN làm ăn đàng hoàng rất khó cạnh tranh với DN có 2 hệ thống sổ sách, mức lương nộp thuế khác, mức lương đóng BHXH khác. Nếu thu hiệu quả, chi phí thu sẽ giảm và đây là vấn đề cần có nhiều thảo luận trong thời gian tới”, ông Tuấn cho biết.

Còn Ths. Hà Thị Tường Vy, Trưởng Ban Quản lý nghề kế toán (Hội Tư vấn thuế Việt Nam -VAA) bày tỏ không đồng tình về việc cơ quan thuế thực hiện nhiệm vụ thu các khoản bảo hiểm mang tính chất bắt buộc đối với đơn vị sử dụng lao động.

Theo bà Vy, "BHXH là quỹ tài chính của người lao động, không thuộc ngân sách Nhà nước. Cơ quan thuế có thể thu được tiền BHXH nhưng liệu có đủ nghiệp vụ để thực hiện công tác chi trả thai sản, ốm đau… cho người lao động hay không". Bà Vy cũng cho rằng việc theo dõi nợ thuế đối với DN của cơ quan thuế còn nhiều trường hợp chưa chính xác.

"Bên cạnh đó, trong Luật BHXH đã chỉ rõ ai là người thu, ai có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra. Cho nên nếu đưa nội dung này vào Luật Quản lý Thuế thì cần phải cân đối lại với Luật BHXH.

Từ quan điểm của cơ quan liên quan trực tiếp đến nội dung sửa đổi này, ông Nguyễn Chí Đại, Trưởng Ban Quản lý thu BHXH Việt Nam cho biết trong tờ trình dự thảo Luật, Bộ Tài chính lấy mô hình của Macedonia để lý giải cho đề xuất. Tuy nhiên, với đặc điểm như dân số chỉ có 2 triệu người, dân cư không dùng tiền mặt mà hoàn toàn giao dịch qua hệ thống ngân hàng... nên mô hình của Macedonia chưa phù hợp để làm bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Ở đây, cơ quan soạn thảo nên nghiên cứu các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan… để có dẫn chứng thuyết phục hơn.
Ông Đại cũng cho rằng để điều chỉnh nội dung này sẽ phải sửa đổi 4 luật, gồm: Bộ luật Lao động, Luật An toàn vệ sinh lao động, Luật BHXH và Luật Bảo hiểm y tế.

Theo bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam cho rằng khi thu BHXH, cơ quan thuế chỉ làm các thủ tục hướng dẫn để thu hộ vào tài khoản, sau đó sẽ chuyển về cho BHXH quản lý nhằm nâng cao hiệu quả thu, tránh thất thu. Thêm nữa, BHXH bao gồm rất nhiều khoản, nếu có thu hộ thì cơ quan thuế cũng chỉ thu phần liên quan đến các DN.

Dự thảo cũng đã đưa ra 2 phương án, một là cơ quan thuế thu BHXH, sau đó chuyển lại về quỹ BHXH để chi trả; hai là cơ quan BHXH vẫn thực hiện thu nhưng hai bên sẽ có sự đối chiếu, đối soát và sử dụng chung cơ sở dữ liệu để bảo đảm kiểm soát thu đầy đủ và tiết kiệm chi phí.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...