Đề xuất tăng tổng dư nợ tín dụng thêm 2% để tăng GDP

Để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP ả nước đạt 6,7%, nhiều đại biểu đã đưa ra các giải pháp trong đó nổi bật là đề xuất nâng tăng tổng dư nợ tín dụng thêm 2% cũng như đẩy mạnh chính sách ưu đãi kiều hối b
Đề xuất tăng tổng dư nợ tín dụng thêm 2% để tăng GDP

Đại biểu Hà đồng thuận quyết tâm của Chính phủ trong việc giữ chỉ tiêu GDP tăng 6,7% cuả năm nay vì cho rằng, việc này là để tạo điều kiện cần thiết để có thể đạt được tốc độ tăng trường từ 6,5-7% cho cả kế hoạch 5 năm 2016-2020.

Theo bà Hà, với mức tăng trưởng GDP quý 1 năm 2017 chỉ ở mức 5,1% thấp hơn mức 5,5% của cùng kỳ năm ngoái và còn rất xa so với mục tiêu 6,7% của cả năm. Một số chuyên gia nhận định đây là chỉ tiêu bất khả thi, không có cách nào đạt được vì muốn đạt được mục tiêu này thì tăng trưởng các quý còn lại phải trên 7%, nhưng điều này là không thể bởi để tăng trưởng thì phải duy trì được năng suất cao, nhưng năng suất của Việt Nam lại đang đi xuống.

Với quan điểm này, đòi hỏi Chính phủ cần tạo ra đột phá để trong 3 quý cuối năm đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 7%/ quý, bảo đảm cả năm đạt 6,7%, đồng thời tạo đà cho năm 2018.

"Theo tôi, giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng có tác dụng nhanh, đó là tăng tổng cầu của nền kinh tế. Cụ thể là tăng khối lượng tiền tệ so với kế hoạch đề ra, tương ứng với việc tăng thêm khoảng 2% tổng dư nợ tín dụng", bà Hà bày tỏ.

Cho rằng cần tăng tổng cầu cụ thể là tăng thêm khoảng 2% tổng dư nợ tín dụng, bà Hà quả quyết mức tăng 2% sẽ không gây lạm phát tiền tệ bởi lạm phát cơ bản cho đến nay vẫn diễn biến thuận lợi. Quý 1 năm 2017, lạm phát cơ bản chỉ tăng 1,66% so với bình quân năm 2016. Ngay cả tình huống năm 2017, CPI tăng bình quân cao hơn 4% so với năm 2016 nhưng dưới 5% cũng chỉ có tác động kích thích tăng trưởng không đáng lo ngại, đại biểu phân tích.

Tuy nhiên, bà Hà lưu ý, kèm theo giải pháp này phải không điều chỉnh tăng giá điện và giá cả các loại dịch vụ công khác như y tế, giáo dục từ nay đến cuối năm.

Giải pháp tiếp theo được vị đại biểu Lào Cai đề cập là kích thích tăng tiêu dùng dân cư và đầu tư tư nhân thông qua các biện pháp mở rộng tín dụng tiêu dùng, tháo gỡ các thủ tục hành chính để thúc đẩy các công trình xây dựng đầu tư tư nhân, nhất là các thủ tục đầu tư xây dựng của doanh nghiệp.

Đặc biệt, phải có các biện pháp giải ngân nhanh, đầu tư công trong năm 2017 bao gồm các dự bán BOT, BT, các dự án hạ tầng giao thông. Nếu hết quý 3 năm 2017 mà giải ngân được 70% vốn đầu tư trong năm thì tác động lan tỏa rất lớn trong quý 4 năm 2017. Theo đại biểu Hà, nếu như tháo gỡ được điểm nghẽn về thủ tục hành chính thì sẽ tạo được sức bật trong tăng trưởng.

Tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu cũng đưa ra các ý kiến để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đại biểu Lê Công Đỉnh (Long An) bày tỏ, bên cạnh các giải pháp của Chính phủ và Ủy ban kinh tế quốc hội, ông cũng đề xuất thêm một số giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đầu tiên là cần đẩy nhanh tiến độ vốn đầu tư trước hết là vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Theo báo cáo tình hình giải ngân vốn ngân sách nhà nước trong những tháng đầu năm 2017 còn chậm. Ước giải ngân đến hết tháng 5 năm 2017 chỉ đạt 25% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, tương đương 21,4% kế hoạch vốn Quốc hội giao. Đáng chú ý có là nhiều bộ ngành địa phương tỷ lệ giải ngân dưới 10%. Và nhất là 13/44 bộ ngành địa phương trung ương chưa giải ngân kế hoạch.

"Vì vậy vấn đề vướng mắc ở đâu, nguyên nhân nằm ở kế hoạch phân bổ vốn, thẩm định, do thiếu văn bản hướng dẫn hay do khâu tổ chức thực hiện. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo quyết liệt làm rõ nguyên nhân và có chế tài xử lý các bộ ngành địa phương trong việc thực hiện giải ngân nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đã đề ra", ông Đỉnh đặt câu hỏi.

Bên cạnh đó, phải có chính sách ưu đãi kiều hối không kém FDI. Trong điều kiện huy động nguồn lực còn hạn chế như hiện nay thì việc huy động nguồn lực trong dân cho sản xuất kinh doanh góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là vấn đề cấp thiết. Dù biết việc huy động tiền, vàng trong dân không phải là vấn đề mới và đã được đề cập nhiều năm nhưng việc triển khai còn có nhiều cách nhìn nhận khác nhau.

Có thể bạn quan tâm