ĐHCĐ LienVietPostBank: Duyệt tăng vốn lên 21.249 tỷ đồng, chia cổ tức 15%

Ngày 28/4, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank, mã: LPB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2022. Đại hội đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ lên 21.249 tỷ đồng, chia cổ tức 15% bằng cổ phiếu cùng nhiều nội dung quan trọng.
ĐHCĐ LienVietPostBank: Duyệt tăng vốn lên 21.249 tỷ đồng, chia cổ tức 15%

Tại Đại hội, Ban lãnh đạo LienVietPostBank cho biết, làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 bùng phát trong năm 2021 đã gây ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh tế. Trong bối cảnh đó, sự chủ động, linh hoạt và kinh nghiệm ứng phó dịch bệnh từ giai đoạn trước đã giúp LienVietPostBank bảo đảm hoạt động liên tục, thông suốt, ổn định, an toàn với những kết quả tích cực: Hoàn thành toàn diện kế hoạch kinh doanh năm 2021 do Đại hội đồng cổ đông giao; Quy mô tăng trưởng phù hợp với diễn biến của thị trường và nền kinh tế; Bảo đảm đầy đủ quyền lợi của cổ đông và người lao động...

Bên cạnh đó, LienVietPostBank cũng đã thực thi hiệu quả các chỉ thị của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về các giải pháp tăng cường phòng chống và khắc phục khó khăn do dịch Covid-19 cho khách hàng.

Kết thúc năm tài chính 2021, tổng tài sản của ngân hàng đạt 289.194 tỷ đồng, huy động thị trường 1 đạt 217.014 tỷ đồng, tín dụng thị trường 1 đạt 209.029 tỷ đồng, thu dịch vụ đạt 858 tỷ đồng. Đặc biệt lợi nhuận trước thuế đạt 3.638 tỷ đồng, tăng hơn 50% so với năm 2020.

Ông Huỳnh Ngọc Huy, Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank
Ông Huỳnh Ngọc Huy, Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank 

Từ những thành công đã đạt được và tiềm lực sẵn có, Hội đồng quản trị Ngân hàng đã trình ĐHĐCĐ phương án kinh doanh năm 2022, thể hiện cho sự nỗ lực chinh phục những mục tiêu thách thức hơn. Các chỉ tiêu được đưa ra là: tổng tài sản là 336.000 tỷ đồng, huy động thị trường 1 là 257.070 tỷ đồng, tín dụng thị trường 1 là 246.650 tỷ đồng, thu dịch vụ 1.150 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế phấn đấu đạt 4.800 tỷ đồng, tỷ lệ chi trả cổ tức dự kiến là 12%.

Ông Phạm Doãn Sơn, Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc cho biết, lợi nhuận dự kiến năm 2022 là 4.800 tỷ đồng là kịch bản an toàn nhất, phòng ngừa những ảnh hưởng của dịch bệnh. Riêng quý 1 đã đạt hơn 1.700 tỷ đồng nên cả năm lợi nhuận sẽ rất cao.

Lợi nhuận 4.800 tỷ đồng không bao gồm phí bán bảo hiểm. Theo kế hoạch, tháng 5 tới LienVietPostBank sẽ kết thúc hợp tác với Dai-ichi Life, thời gian qua ngân hàng đã đàm phán tích cực với các đối tác lớn trên thế giới, dự kiến trong thời gian 15 – 20 năm. Khoản tiền thu về bao nhiêu còn đang trong vòng bí mật. Nếu kết quả thành công, dự kiến tháng 6, thì lợi nhuận năm 2022 sẽ có thay đổi lớn.

Ông Phạm Doãn Sơn, Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc LienVietPostBank
Ông Phạm Doãn Sơn, Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc LienVietPostBank

Về kế hoạch tăng vốn điều lệ trong năm 2022, ĐHĐCĐ đã nhất trí phương án tăng vốn thêm 6.213 tỷ đồng thông qua việc chi trả cổ tức năm 2021 với tỷ lệ 15%, tương đương 2.255 tỷ đồng; phát hành 300 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu tương đương 3.000 tỷ đồng; phát hành cho nhà đầu tư nước ngoài là 95,8 triệu cổ phần, tương đương 958 tỷ đồng.

Sau 3 đợt phát hành này, vốn điều lệ của LienVietPostBank sẽ tăng lên thành hơn 21.249 tỷ đồng, nhằm tiếp tục nâng cao tiềm lực tài chính, gia tăng lợi ích cho cổ đông, đồng thời tạo nền tảng giúp Ngân hàng phát triển an toàn, hiệu quả, bền vững.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…