Đình chỉ chức vụ Bí thư Đảng ủy Saigon Co.op với ông Diệp Dũng

Ông Diệp Dũng bị đình chỉ các vai trò Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Bí thư Đảng ủy tại Đảng bộ Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM.
Đình chỉ chức vụ Bí thư Đảng ủy Saigon Co.op với ông Diệp Dũng

Lý do Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM quyết định đình chỉ sinh hoạt cấp ủy đối với ông Diệp Dũng và đình chỉ các vai trò Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Bí thư Đảng ủy của ông Diệp Dũng tại Đảng bộ Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TPHCM, theo kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật tại Saigon Co.op do Thanh tra TPHCM công bố chiều 27/7, có dấu hiệu thực hiện hành vi huy động góp vốn trái pháp luật và thâu tóm tại Saigon Co.op.

Bên cạnh đó, để quá trình thanh tra được chính xác, chặt chẽ, khách quan, đúng pháp luật, Thanh tra TPHCM có văn bản đề nghị Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op tạm đình chỉ việc tiến hành Đại hội thành viên cho đến khi có kết luận chính thức và ý kiến chỉ đạo từ cấp có thẩm quyền nhưng Saigon Co.op không chấp hành, vẫn tiến hành Đại hội.

Trong Đại hội có nhiều nội dung được thông qua ngoài chương trình dự kiến, trong đó có vấn đề về vốn, bãi nhiệm ủy viên Hội động Quản trị và và đề nghị cách chức Tổng Giám đốc vì lý do được đưa ra là Tổng Giám đốc đã không thực hiện Nghị quyết của Đại hội thành viên về việc huy động vốn nêu trên.

Ủy ban Kiểm tra Thành ủy xác định ông Diệp Dũng đã tổ chức chỉ đạo huy động tăng vốn trái pháp luật; Tổ chức Đại hội Thường niên trái pháp luật; Thực hiện công tác cán bộ trái quy định của Đảng và không trung thực với tổ chức khi có yêu cầu báo cáo.

Ông Diệp Dũng được Thành ủy chỉ định tham gia Ban chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Đảng ủy, giữ chức Bí thư Đảng ủy Saigon Co.op nhiệm kỳ 2015-2020 và giới thiệu bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị Saigon Co.op từ cuối tháng 8/2015.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.