Đình chỉ hoạt động Phòng khám đa khoa quốc tế Thu Cúc

Sở Y tế Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2726/QĐ-SYT về việc đình chỉ hoạt động khám, chữa bệnh đối với Phòng khám đa khoa quốc tế Thu Cúc (thuộc Công ty cổ phần Y khoa và Thẩm mỹ viện Thu Cúc).
Đình chỉ hoạt động Phòng khám đa khoa quốc tế Thu Cúc

Theo đó, Sở Y tế Hà Nội ra quyết định đình chỉ hoạt động khám, chữa bệnh đối với Phòng khám đa khoa Thu Cúc, địa chỉ: Số 216 Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, do ông Tạ Quang Mậu là người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật.

Việc đình chỉ phòng khám này nhằm để xác minh và xử lý các thông tin liên quan đến quá trình tiếp nhận, xử lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận ngày 12/5; để bảo đảm công tác an toàn phòng, chống dịch trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại phòng khám theo quy định của Bộ Y tế.

Phòng khám đa khoa quốc tế Thu Cúc không được hoạt động khám bệnh, chữa bệnh kể từ 13/5; chỉ được tiếp tục hoạt động khi được Sở Y tế Hà Nội cho phép bằng văn bản.

Trước đó, hai người bệnh N.T.T.H. (nữ, sinh năm 1979) và N.V.T (nam, sinh năm 1977), là 2 vợ chồng, sống tại tòa nhà Center Point (27 Lê Văn Lương, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân). Hai người bệnh trên có tiền sử đi du lịch tại Đà Nẵng từ 30/4 đến 2/5. Ngày 8/5, người vợ xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh, đến 9/5 có đi khám sàng lọc tại Phòng khám Thu Cúc (216 Trần Duy Hưng) nhưng tại đây không tiếp nhận điều trị, tư vấn.

Ngày 12/5, người chồng tiếp tục xuất hiện triệu chứng, nên cả 2 vợ chồng người bệnh đi khám tại Bệnh viện Hữu Nghị, được lấy mẫu làm xét nghiệm cho kết quả dương tính (phương pháp Gen Expert). Sau đó, hai mẫu bệnh phẩm của hai trường hợp trên đã được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội xét nghiệm khẳng định dương tính bằng phương pháp RT-PCR.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.