Định danh để chống cuộc gọi mạo danh: Vết xe tin nhắn brandname có lặp lại?

Định danh để chống cuộc gọi mạo danh được đánh giá sẽ giúp người dân nâng cao cảnh giác trước các phương thức, thủ đoạn mà các đối tượng thường sử dụng để lừa đảo...

Từ ngày 27/10, Bộ Thông tin và Truyền thông và các nhà mạng sử dụng tên định danh để chống cuộc gọi mạo danh
Từ ngày 27/10, Bộ Thông tin và Truyền thông và các nhà mạng sử dụng tên định danh để chống cuộc gọi mạo danh

Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, kể từ ngày 27/10/2023, các số điện thoại của doanh nghiệp viễn thông khi gọi đến khách hàng sử dụng dịch vụ hiển thị tên định danh của nhà mạng. Chẳng hạn như tên định danh VNPT, VinaPhone của nhà mạng VinaPhone, VIETTELCSKH của nhà mạng Viettel, FPT SHOP của nhà mạng FPT, hay LOCAL của nhà mạng ASIM)…

Cũng từ ngày 27/10, tất cả các số điện thoại gọi đến người dân từ các đơn vị thuộc Bộ gồm Văn phòng Bộ, Cục Báo chí, Cục An toàn thông tin, Cục Viễn thông, Cục Tần số vô tuyến điện đều hiển thị tên định danh “BO TTTT”.

Để phòng chống hình thức lừa đảo qua các cuộc gọi mạo danh, lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo Cục Viễn thông triển khai cấp tên định danh (Voice brandname) cho các số điện thoại là các số đường dây nóng của các đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông; đồng thời cấp tên định danh cho các nhà mạng viễn thông di động, cố định như VNPT, Viettel, MobiFone, FPT…

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, thời gian vừa qua, một số đối tượng đã sử dụng số thuê bao cố định, di động giả mạo xưng danh là Bộ Thông tin và Truyền thông, Công an, Viện kiểm sát, Ngân hàng, nhà mạng viễn thông… gọi điện đến số điện thoại cố định, di động của người dân.

Mục đích của các đối tượng là thu thập thông tin nhằm hù dọa, lừa đảo để từ đó chiếm đoạt tài sản của người dân. Hiện tượng này đang có xu hướng ngày càng gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp, gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân.

Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, các số điện thoại gọi đến người dân mà đối tượng xưng danh là đơn vị thuộc Bộ hay doanh nghiệp viễn thông, nhưng không hiển thị tên định danh kèm theo thì đều là các số điện thoại giả mạo, có dấu hiệu lừa đảo.

Khi nhận cuộc gọi từ các số điện thoại giả mạo, người dân cần phản ánh tới các đầu số tiếp nhận phản ánh về cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo của Bộ Thông tin và Truyền thông là 156, 5656 hoặc phản ánh tới doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao của mình để yêu cầu xử lý.

Trước khi đưa ra biện pháp định danh số điện thoại, nhiều doanh nghiệp cũng đã tự định danh tin nhắn brandname. Tuy nhiên, việc định danh tin nhắn này lại đang gây cho thị trường những lùm xùm.

Điển hình nhất, nhiều người dân cho biết, liên tục nhận được những tin nhắn brandname mạo danh ngân hàng để lừa đảo. Bản thân các ngân hàng, người trực tiếp trả tiền cho dịch vụ brandname cũng đang "đau đầu" với các tin nhắn giả mạo được phát tán thông qua các thiết bị phát sóng di động (BTS).

Điều đáng nói, biện pháp xử lý những tin nhắn brandname mạo danh ngân hàng vẫn chưa rõ ràng. Thay vào đó, cơ quan quản lý mới đưa ra những lời cảnh báo tới người dân. Điều này cũng khiến người dân đặt ra vấn đề rằng, liệu định danh cuộc gọi có đi vào vết xe đổ của tin nhắn định danh brandname?

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, để tránh sập bẫy người dân cần hết sức cảnh giác khi nhận được tin nhắn kèm theo đường link hoặc đưa ra những thông tin thiếu tin cậy. Người dân không tự ý truy cập vào các đường link và liên hệ ngân hàng để kiểm tra thông tin. Các ngân hàng, nên cảnh báo liên tục được gửi đến người dùng qua email, thông báo qua ứng dụng ngân hàng điện tử...

Trước đó, từ ngày 10/9, nhằm hạn chế tình trạng SIM rác tràn lan, Bộ Thông tin và Truyền thông đã yêu cầu các nhà mạng chính thức ngừng bán SIM di động tại đại lý, điểm bán trên toàn quốc với nỗ lực hạn chế tình trạng SIM không chính chủ (hay SIM rác) tràn lan trên thị trường.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Amazon rót thêm 4 tỷ USD vào đối thủ lớn nhất của OpenAI

Amazon rót thêm 4 tỷ USD vào đối thủ lớn nhất của OpenAI

Amazon vừa công bố thêm khoản đầu tư 4 tỷ USD vào Anthropic, nâng tổng số vốn rót vào startup AI này lên đến 8 tỷ USD. Mối quan hệ hợp tác đánh dấu bước tiến mới trong "cuộc đua AI" với mục tiêu dẫn đầu thị trường công nghệ đầy tiềm năng này...

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến một sự chuyển mình ngoạn mục trong lĩnh vực công nghệ số, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đều đang tích cực ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới...

Clickbuy dành nhiều ưu đãi cho khách hàng Gen Z khi mua iPhone 16

Trải nghiệm mua sắm iPhone 16 tại Clickbuy

Clickbuy không chỉ đặt mục tiêu cung cấp iPhone 16 với giá tốt mà còn mang đến cho khách hàng những dịch vụ ưu đãi, chính sách bảo hành và khả tiếp cận tài chính linh hoạt nhất…

Giá iPhone 16 chính hãng hạ nhiệt

Giá iPhone 16 chính hãng hạ nhiệt

iPhone 16 chính hãng vừa được điều chỉnh giá bán, đây là cơ hội cho những ai muốn sở hữu chiếc điện thoại mới của nhà táo với mức giá hợp lý…

1C Việt Nam với nền tảng Low-Code mạnh mẽ đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp triển khai ERP thành công

Giải pháp ERP trên nền tảng công nghệ Low-Code của 1C Việt Nam

Ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận ra tầm quan trọng của việc ứng dụng ERP để nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và đưa ra quyết định kinh doanh chính xác hơn… Tuy nhiên, việc triển khai ERP vẫn còn gặp nhiều thách thức, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ…