Doanh nghiệp bảo hiểm "choáng váng" với "núi tiền" bồi thường sau bão Yagi: Có đơn vị lên đến 2.000 tỷ đồng

Các doanh nghiệp bảo hiểm đang rốt ráo tìm cách thống kê thiệt hại và tạm ứng chi trả bồi thường cho khách hàng bị tổn thất bởi cơn bão số 3 (Yagi)...

Doanh nghiệp bảo hiểm "choáng váng" với "núi tiền" bồi thường sau bão Yagi: Có đơn vị lên đến 2.000 tỷ đồng
Doanh nghiệp bảo hiểm "choáng váng" với "núi tiền" bồi thường sau bão Yagi: Có đơn vị lên đến 2.000 tỷ đồng

Sau gần 6 ngày, cơn bão số 3 -Yagi, cơn bão có tốc độ tăng cấp nhanh nhất lịch sử các cơn bão hoạt động trong Biển Đông với sức tàn phá vô cùng khó lường, diễn biến phức tạp, hiếm gặp vẫn tiếp tục gây ra hậu quả nặng nề, tàn phá các tỉnh miền núi phía Bắc. Những con số mất mát, thiệt hại về con người, tài sản vẫn tiếp tục tăng lên từng giờ.

Trong bối cảnh cam go trên, các doanh nghiệp bảo hiểm đang rốt ráo tìm cách thống kê thiệt hại và tạm ứng chi trả bồi thường cho khách hàng bị tổn thất bởi cơn bão kinh hoàng này.

Mới đây, Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC) cho biết đang khẩn trương tạm ứng chi trả bồi thường cho khách hàng. Thống kê sơ bộ đến ngày 11/9, MIC ghi nhận gần 900 vụ tổn thất bao gồm nghiệp vụ tài sản, xe cơ giới và hàng hải, ước tính tổng bồi thường 230 tỷ đồng. Hiện số liệu vẫn đang tiếp tục được cập nhật.

Theo nhận định chung, số lượng tổn thất do bão số 3 - Yagi gây ra là tổn thất rất lớn do thiên tai của ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung và MIC nói riêng. MIC cũng cho biết, nhằm hỗ trợ khách hàng khắc phục hậu quả sau bão, đội ngũ cán bộ nhân viên MIC luôn trực 24/7 để tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng xử lý các tổn thất tại các địa phương chịu ảnh hưởng trực tiếp do bão lũ.

Công tác thống kê, giám định và xử lý bồi thường cho khách hàng đang được chỉ đạo khẩn trương để nhanh chóng hỗ trợ, bồi thường cho khách hàng để giảm tải bớt khó khăn, nhanh chóng ổn định sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt là ưu tiên hàng đầu.

Ngoài ra, khách hàng có thể liên hệ hotline 1900 558891, email, hoặc các kênh liên lạc chính thức công ty để thông báo tình hình thiệt hại; giám định viên của MIC sẽ tiếp cận hiện trường để trao đổi chia sẻ thông tin, kiểm tra đánh giá tổn thất đồng thời kết hợp hướng dẫn khách hàng cung cấp hồ sơ để nhanh chóng tạm ứng, bồi thường theo đúng quy định.

Tương tự, Bảo hiểm PVI cho biết, hiện nay, công ty ghi nhận hơn 500 vụ tổn thất về bảo hiểm tài sản, ước tổng mức khiếu nại tổn thất hơn 2.000 tỷ đồng (không bao gồm tổn thất về bảo hiểm xe cơ giới và con người).

Công ty cũng lưu ý với khách hàng, ngay sau khi xảy ra sự cố, thông báo cho công ty bảo hiểm qua điện thoại, email, hoặc các kênh liên lạc chính thức phù hợp các thông tin ban đầu như: Địa điểm xảy ra sự cố, mô tả ngắn gọn về thiệt hại; ảnh chụp hiện trường thiệt hại ban đầu (nếu có).

Một doanh nghiệp khác bảo hiểm khác cũng ghi nhận mức bồi thường thiệt hại khổng lồ là Bảo hiểm Bảo Việt với tổng cộng 437 vụ yêu cầu bồi thường liên quan đến cơn bão số 3. Chủ yếu liên quan đến các loại hình tổn thất về người, tài sản (xe ô tô, nhà tư nhân, công trình xây dựng, nhà xưởng, kho bãi, máy móc thiết bị, cầu cảng và hàng hóa). Tổng giá trị bồi thường lên tới gần 385 tỷ đồng.

Ảnh chụp Màn hình 2024-09-12 lúc 16.21.46.png
Thiệt hại do bão Yagi gây ra

Còn tại Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) , tính đến 9h ngày 10/9 thông qua các đơn vị thành viên trên toàn quốc và hotline, BIC ghi nhận gần 500 vụ tổn thất, trong đó có 16 vụ tổn thất về bảo hiểm hàng hải, hơn 250 vụ tổn thất về bảo hiểm tài sản kỹ thuật, hơn 180 vụ tổn thất bảo hiểm xe cơ giới. Tổng số tiền bồi thường ước tính gần 200 tỷ đồng. Số liệu thiệt hại đang được BIC tiếp tục cập nhật.

Bảo hiểm PJICO cho biết đã tiếp nhận trên 500 vụ tổn thất liên quan tới các nghiệp vụ xe cơ giới, tài sản, hàng hải… ước tính thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Đối với các địa bàn đang ngập sâu trong lũ như Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang… số liệu về thiệt hại vẫn chưa thể thống kê đầy đủ.

Bảo hiểm BSH cũng ghi khoảng 120 vụ tổn thất về tài sản – kỹ thuật – hàng hải, hơn 250 vụ tổn thất về xe cơ giới; nghiệp vụ bảo hiểm con người ghi nhận 1 trường hợp tử vong và 6 người bị mất tích sau cơn bão Yagi, tính đến 8/9.

Còn Bảo hiểm VNI đã tư vấn, hỗ trợ cho hơn 200 vụ tổn thất về bảo hiểm tài sản kỹ thuật, hàng hóa, tàu thuyền (chưa bao gồm bảo hiểm xe cơ giới và con người).

Nhiều doanh nghiệp khác cũng đã ghi nhận hàng trăm vụ tổn thất, ước tính số tiền bồi thường lên đến hàng trăm tỷ đồng và vẫn đang tiếp tục tăng lên gồm: Bảo hiểm Vietinbank, PTI, Bảo hiểm ABIC...

Ở mảng bảo hiểm nhân thọ, cập nhật con số tổng hợp tại 6 doanh nghiệp trên, có 15 vụ, 15 người thương vong và số tiền ước chi trả và hỗ trợ ban đầu khoảng 9,72 tỷ đồng.

Cụ thể, tại Công ty bảo hiểm nhân thọ AIA Việt Nam, tính đến 13h30, ngày 9/9 ghi nhận có 5 khách hàng đã tử vong do bão số 3 gây ra. Trong đó có 4 khách hàng tại Hải Dương và 1 khách hàng tại Quảng Ninh. Tổng quyền lợi bảo hiểm của 5 khách hàng này tại AIA Việt Nam khoảng 6,5 tỷ đồng.

Công ty Bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Việt Nam cũng xác định có 6 nạn nhân tử vong trong vụ sạt lở ở Yên Bái là khách hàng của doanh nghiệp. Số tiền ước tính chi trả là 2,7 tỷ đồng. Dai-ichi cũng đang tiếp tục theo dõi tình hình và thu thập thông tin về các nạn nhân để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.

Công ty Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam ghi nhận 1 vụ tổn thất do bão số 3 gây ra, với số tiền ước tính chi trả khoảng 260 triệu đồng.

Còn Tổng công ty Bảo Việt Nhân thọ ghi nhận 1 vụ do lũ lụt ở các tỉnh miền núi phía Bắc gây ra, với số tiền ước tính chi trả khoảng 210 triệu đồng.

Ngoài ra, Bảo hiểm Generali thống kê có một vụ do bão số 3 với số tiền ước tính chi trả khoảng 20 triệu đồng. Công ty bảo hiểm nhân thọ Cathay cũng ghi nhận 1 vụ tổn thất do bão số 3 với số tiền ước tính chi trả khoảng 30 triệu đồng.

Tuy nhiên, đây mới là số tiền công ty hỗ trợ ban đầu khi nghe tin khách hàng nằm viện, nên số tiền chi trả cụ thể tùy thuộc vào hồ sơ khách hàng nộp liên quan đến chi phí.

Một số doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ khác như: Manulife, Prudential, Chubb Life, Shinhan Life, Phú Hưng Life, MAP, FWD, MB Ageas, Hanwha Life, Fubon Life... cũng đang rà soát, song, chưa ghi nhận khách hàng nào thông báo bị thiệt hại do bão lũ.

Xem thêm

Siêu bão Yagi “nhấn chìm” cổ phiếu bảo hiểm

Siêu bão Yagi “nhấn chìm” cổ phiếu bảo hiểm

Diễn biến tiêu cực của nhóm ngành bảo hiểm diễn ra trong bối cảnh các doanh nghiệp liên tiếp công bố các số liệu về thiệt hại và bồi thường cho khách hàng sau tổn thất từ cơn bão số 3 – bão Yagi...

Thủ tướng yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm khẩn trương bồi thường tổn thất do bão số 3

Thủ tướng yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm khẩn trương bồi thường tổn thất do bão số 3

Hoàn lưu bão số 3 đang gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng tại nhiều tỉnh, thành phía Bắc. Con số thương vong của khách hàng các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ dự kiến sẽ còn tăng. Đây là tổn thất không thể bù đắp của khách hàng, đồng thời cũng là điều mà các doanh nghiệp bảo hiểm không muốn...

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…