Doanh nghiệp bất động sản “bẻ lái”, ứng biến với kịch bản 2019

Thị trường BĐS năm 2019 được dự báo tiếp tục phát triển ổn định nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức. Vì thế, nhiều doanh nghiệp đã chuyển hướng, sẵn sàng ứng biến với các tình huống, không chỉ cho
Doanh nghiệp bất động sản “bẻ lái”, ứng biến với kịch bản 2019

Nhiều doanh nghiệp BĐS đang chuyển hướng đẩy mạnh đầu tư tại các thành phố vệ tinh TP.HCM, hướng đến dòng sản phẩm có giá trị như nhà phố và biệt thự xây sẵn. Trong ảnh, phối cảnh một góc Khu đô thị thương mại Viva Park của LDG Group.

Tại hội thảo “Tiềm năng và cơ hội đầu tư cổ phiếu BĐS” do Thương Gia và Công ty CP Chứng khoán KIS Việt Nam phối hợp tổ chức, các chuyên gia đều có chung nhận định: Bức tranh kinh tế vĩ mô tươi sáng được xem là nền tảng để thị trường BĐS năm 2019 tiếp đà tăng trưởng.

Tuy nhiên, thị trường đang xuất hiện những dấu hiệu đáng lo ngại như thiếu nguồn cung do quỹ đất hạn chế, thủ tục dự án kéo dài, “room” tín dụng eo hẹp, nhất là mới đây, quy hoạch phát triển nhà ở tại TP.HCM đã hạn chế phát triển các dự án mới, chung cư cao tầng nếu chưa có kế hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tương ứng đảm bảo và phù hợp...

Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp BĐS đã chủ động tìm kiếm quỹ đất sạch mới, dịch chuyển đầu tư ra vùng ven và các khu đô thị vệ tinh quanh TP.HCM, hay phát triển dự án tại các thành phố giàu tiềm năng khác.

"Ông Nguyễn Minh Khang, TGĐ Công ty CP Đầu tư LDG, cho biết: Trong chiến lược đầu tư của LDG trong 5 năm 2019 đến 2023 thì ít nhất là trong 2 năm đầu sẽ hạn chế đầu tư BĐS ở TP.HCM mà thay vào đó sẽ hướng đến các tỉnh, thành lân cận, các đô thị vệ tinh như: Long An, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Phan Thiết... và thị trường mới TP.Cần Thơ. Đồng thời, vạch rõ các định hướng về vùng đầu tư, sản phẩm đầu tư…

“LDG sẽ tận dụng tối đa quỹ đất lớn, chuyển dần cơ cấu kinh doanh từ sản phẩm đất nền truyền thống chuyển sang kinh doanh nhà phố và biệt thự xây sẵn. Chúng tôi xác định loại hình kinh doanh khu đô thị sẽ là dòng sản phẩm chính ở thị trường các khu vực vệ tinh TP.HCM”, ông Khang khẳng định và cho biết: Ngoài quỹ đất hiện có, LDG sẽ tiếp tục gia tăng quỹ đất có quy mô lớn từ 100 – 200ha/năm, dự kiến đưa ra thị trường trung bình 3.000 sản phẩm/năm.

Về nguồn vốn, đơn vị này cho hay trong giai đoạn đầu, sẽ sử dụng nguồn dòng tiền tự do (gối đầu các dự án thanh khoản nhanh) kết hợp với tín dụng (các dự án thanh khoản từng phần); trong giai đoạn sau phát triển thêm các nguồn huy động khác (trái phiếu, tăng vốn) bên cạnh dòng tiền tự do và tín dụng dự báo sẽ dồi dào hơn…

Ông Nguyễn Minh Khang, TGĐ Công ty CP Đầu tư LDG, trao đổi với các nhà đầu tư tại Hội thảo "Tiềm năng và Cơ hội đầu tư cổ phiếu bất động sản"

Theo ông Khang, các dự án ở vùng ven mà nhất là các tỉnh lân cận TP.HCM sẽ là xu hướng trong tương lai, bởi trong thời gian tới thị trường BĐS sẽ phát triển các dự án mới dựa trên các trục giao thông công cộng lớn mà TP.HCM đã đề ra.

Hiện TP đang chú trọng đầu tư hoàn chỉnh 4 đô thị vệ tinh theo 4 hướng: Phía Đông là P.Long Trường, Q.9, giáp với trục cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, diện tích khoảng 280ha; phía Tây là khu vực giáp Quốc lộ 1 thuộc xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh (200ha), trục Nguyễn Văn Linh; phía Nam là khu A đô thị mới Nam Sài Gòn, trục đường Nguyễn Hữu Thọ (110ha); phía Bắc là thuộc khu Tây - Bắc (500ha), hướng Quốc lộ 22.

Bên cạnh đó, hàng loạt hạ tầng giao thông công cộng như cầu Thủ Thiêm, tuyến Metro số 1, cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, bến xe Miền Đông mới, đường trục Bắc - Nam đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến Khu công nghiệp Hiệp Phước... và các tuyến đường mới ở khu vực vùng ven TP kết nối đến các tỉnh lân cận khác.

Những dự án này có có chức năng móc nối, liên thông giữa các tỉnh lân cận với TP.HCM, giúp cho việc di chuyển thuận tiện hơn, người dân dễ dàng chọn lựa khu vực sống cách xa trung tâm và phù hợp với chủ trương của TP.

Đồng thời, ông Khang cho biết, việc lựa chọn quỹ đất sạch ở các tỉnh lân cận TP làm “vốn” trong dài hạn cũng sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm được rủi ro khi thị trường mất cân đối, lên xuống thất thường.

Ví như, nếu ở Bình Dương, chính quyền nơi này đang “siết” dự án, cấm phân lô bán nền thì doanh nghiệp có thể tạm ngưng chuyển hướng sang quỹ đất mình đang có sẵn ở Vũng Tàu hoặc những nơi khác và ngược lại. Cứ thế, dù cho nơi nào có xảy ra tình trạng “khủng hoảng” thì các doanh nghiệp vẫn có thể chủ động tìm hướng đi mới.

Từ đó có thể thấy rất rõ, câu chuyện “khủng hoảng” của BĐS trong tương lai, rõ ràng chỉ mang tính cục bộ, không diễn ra đồng thời, sản phẩm có thể chưa bán được ở đây nhưng sẽ bán được ở những nơi khác nếu có sẵn quỹ đất sạch. Do đó, các nhà đầu tư nên quan tâm nhiều hơn đến việc đầu tư ở đâu để giảm bớt rủi ro và bản thân DN cũng phải dự báo trước những chuyện có thể xảy ra trong tương lai gần.

“Tổng quan, trong năm 2019 mặc dù thị trường có nhiều biến chuyển không mấy khả quan, nhưng nhìn nhận vấn đề một cách khách quan cho thấy, nếu nội tại doanh nghiệp vững chắc, biết “nương theo chiều gió”, thì dù có “đi cùng bão” thì doanh nghiệp vẫn có thể vượt qua”, ông Minh Khang đưa ra quan điểm.

Trao đổi thêm về mục tiêu cũng như chiến lược trong thời gian tới, vị CEO của LDG cho biết trước mắt, trong năm 2019, đơn vị này sẽ thoái vốn dần khỏi hoạt động du lịch, bất động sản nghỉ dưỡng, đặt mục tiêu doanh thu đạt 3.500 tỷ đồng, LNST trên 600 tỷ đồng, đặc biệt sẽ không chú trọng dàn trải mà tập trung vào các dự án có giá trị gia tăng cao.

Riêng thị trường tại TP.Cần Thơ, bước đầu LDG sẽ phát triển một số khu shophouse, các dự đất nền với quy mô nhỏ.

Trong vòng 5 năm tới, sẽ tập trung phát triển các khu đô thị từ quy mô 20ha-50ha với sản phẩm chủ đạo là nhà phố liên kế, giá bán xoay quanh mức 1,5 tỷ/căn (giai đoạn 2019 - 2020) đến quy mô 50ha trở lên và phát triển khu đô thị tổng hợp tại địa bàn Khu đô thị mới Cái Răng (giai đoạn 2021 – 2022).

Dự kiến tại trung tâm Tây Đô này, LDG sẽ đưa ra thị trường khoảng 600 sản phẩm mỗi năm.

>> Giải mã những “ẩn số” của thị trường bất động sản năm 2019

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…