Doanh nghiệp cần tự “nâng cấp” trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, bản thân các doanh nghiệp cần tự “nâng cấp” mình lên thông qua những việc như chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, cải thiện quy trình sản xuất…
Hường Hồ
Nhận định này đã được đa số đại biểu đưa ra tại Diễn đàn “Định vị Doanh nhân nữ trong chuỗi cung ứng toàn cầu” diễn ra ngày 25/10 tại Hà Nội.
Diễn đàn “Định vị Doanh nhân nữ trong chuỗi cung ứng toàn cầu” thu hút gần 200 đại biểu tham dự
Sự kiện do Hội đồng Doanh nhân Nữ Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI, phối hợp với Công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam và Hiệp hội Nữ Doanh nhân Việt Nam tổ chức nhân dịp kỉ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10. Sự kiện thu hút gần 200 đại biểu tham dự là Đại diện lãnh của các Ban, Bộ, ngành, Lãnh đạo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, đại diện các Tổ chức quốc tế, Hiệp hội doanh nghiệp, các Hội, Câu lạc bộ doanh nhân nữ các tỉnh/thành phố, các chuyên gia kinh tế và các doanh nhân nữ tiêu biểu trong toàn quốc.
Hỗ trợ doanh nghiệp nữ gia nhập chuỗi cung ứng
Đánh giá về sự thành công trong việc tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp với nữ doanh nhân làm chủ ngay tại Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, Tiến sĩ kinh tế Trương Thị Chí Bình - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội cho biết: “Các doanh nghiệp với nữ doanh nhân làm chủ chỉ chiếm 7.6% trong Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam. Tuy vậy, đây là các doanh nghiệp đi đầu trong sản xuất các linh kiện phụ tùng cho chuỗi cung ứng toàn cầu các ngành xe máy, điện tử và ô tô”.
Với công ty Coca-Cola, tại chiến lược 5by20, hướng đến 2020 sẽ hỗ trợ 5 triệu nữ doanh nhân trong chuỗi giá trị của Coca-Cola toàn cầu, Coca-Cola Việt Nam vẫn không ngừng làm việc cùng chính quyền địa phương, các đối tác đầy tâm huyết như VWEC để có thể cung cấp các kinh nghiệm, kiến thức hữu ích, hỗ trợ cho nữ doanh nhân nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Các đại biểu tham dự diễn đàn
Bà Lê Từ Cẩm Ly - Giám đốc Pháp lý và Đối ngoại, Công ty TNHH NGK Coca-Cola Việt Nam cho biết, công ty mở rộng chiến lược nội địa hoá và hỗ trợ doanh nghiệp nữ gia nhập chuỗi cung ứng nhằm đem đến cơ hội thiết thực nhất cho sự phát triển của doanh nghiệp trên tiến trình gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu.
Bà Lê Từ Cẩm Ly cho biết thêm: “Hỗ trợ nâng cao năng lực cho nữ doanh nhân là một trong những trọng tâm trong chiến lược phát triển bền vững tại Coca-Cola vì chúng tôi tin rằng, khi một nữ doanh nhân thành công, thành công đó sẽ tiếp tục được nhân rộng thông qua nguồn cảm hứng, chia sẻ và đào tạo từ những nữ doanh nhân ấy cho các thế hệ tiếp theo".
Nhưng…doanh nghiệp phải tự “nâng cấp” là chính
Phát biểu tại diễn đàn, bà Nguyễn Thị Tuyết Minh - Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Trung ương các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam cho biết, phân tích gần đây của Dự án “Kết nối các doanh nghiệp nhỏ và vừa với chuỗi cung ứng toàn cầu” của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID LinkSME) cho thấy, khả năng tăng trưởng hiện nay của Việt Nam qua việc tăng cường chuỗi cung ứng trong nước là 58 tỷ USD. Hội nhập toàn cầu và khu vực sâu hơn sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam tham gia nhiều hơn vào các giai đoạn khác nhau của chuỗi cung ứng toàn cầu và cũng phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn.
Bà Nguyễn Thị Tuyết Minh - Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Trung ương các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam
Tuy nhiên, theo nhận xét của bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, hiện các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung, các doanh nghiệp do nữ làm chủ nói riêng vẫn đang đối mặt với các trở ngại trong xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng của bản thân doanh nghiệp và tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Muốn tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, từ đó mở rộng thị trường xuất khẩu, khẳng định vị thế của doanh nghiệp trong thương trường quốc tế, bà Minh cho rằng, bản thân các doanh nghiệp cần tự “nâng cấp” mình lên thông qua những việc như chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, cải thiện quy trình sản xuất, sản phẩm làm ra phải đạt yêu cầu, đảm bảo tiến độ, chất lượng, đầu tư, nâng cấp hệ thống quản lý…
“Doanh nghiệp cũng cần phải nghiên cứu để hiểu rõ thị trường và luật pháp, quy định liên quan, phân tích năng lực, điểm mạnh - điểm yếu của mình để có định hướng và chiến lược phát triển phù hợp” – Bà Minh nhấn mạnh.
Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam cũng nhận định, quản lý chuỗi cung ứng thế hệ mới yêu cầu thiết kế sản phẩm phải được tích hợp với khả năng sản xuất, quy trình giao hàng và thông tin về nhu cầu của khách hàng. Để đạt được điều này cần có cái nhìn toàn diện về quy trình kinh doanh trong suốt vòng đời sản phẩm và vượt qua biên giới địa lý.
Toàn cảnh diễn đàn
Tuy nhiên Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam tin tưởng: “Với cái nhìn tinh tế và trái tim nhạy cảm, doanh nhân nữ sẽ tham gia và quản lý chuỗi cung ứng một cách hiệu quả”.
Đồng quan điểm, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương cho rằng, để tham gia và quản lý chuỗi cung ứng một cách hiệu quả, chính các doanh nhân phải tự nâng cao ý thức của mình, nắm bắt cơ hội, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đặc biệt phải có suy nghĩ để vươn ra tầm quốc tế.
Ông Hải cũng cho rằng, chuỗi cung ứng không chỉ là hàng hoá mà còn là chuỗi cung ứng trong lĩnh vực CNTT…”Cần tiến đến việc làm chủ cũng như tham gia nhiều hơn vào chuỗi cung ứng thì chúng ta sẽ sớm đạt được thành công” – ông Hải khẳng định.
Trong khuôn khổ diễn đàn, bà Nguyễn Thị Tuyết Minh - Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam đã cùng đại diện của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ- ASEAN (USABC) và Công ty TNHH NGK Coca-Cola Việt Nam ký kết Biên bản Ghi nhớ Chương trình hợp tác nhằm hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ của Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng.
Bà Nguyễn Thị Tuyết Minh - Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam đã cùng đại diện của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ- ASEAN (USABC) và Công ty TNHH NGK Coca-Cola Việt Nam ký kết Biên bản Ghi nhớ
Buổi tối cùng ngày đã diễn ra lễ công bố danh hiệu “Doanh nhân nữ ASEAN tiêu biểu của năm” cho 10 doanh nhân nữ Việt Nam xuất sắc. Tại lễ công bố này, TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI đã đánh giá cao những nỗ lực không ngừng của Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, với sứ mệnh là nhà đồng hành, là cầu nối vững chắc cho các doanh nhân nữ Việt Nam trên con đường hội nhập.
Để phát triển, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) của Việt Nam cần tham gia sâu và rộng hơn nữa vào chuỗi cung ứng toàn cầu và một trong những cơ chế tiếp cận nguồn để quá trình hội nhập đó thành côn
Samsung sẽ hỗ trợ 3 doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, cũng như tham gia vào chuỗi cung ứng của Samsung.
Chuỗi cung ứng cho các thương hiệu lớn đang tìm cách chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới ngày càng gia tăng.
Phát triển khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam đang rất được coi trọng, trong thời gian tới cần có thêm những động lực then chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đổi mới sáng tạo…
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trước yêu cầu phát triển mới của đất nước, chúng ta phải thay đổi về tư duy, tầm nhìn, thống nhất về nhận thức, tư tưởng, phải vượt lên chính mình, hy sinh lợi ích cá nhân, vì lợi ích chung của đất nước...
100% biên chế cấp huyện hiện có được chuyển về cấp xã, trong đó đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của huyện sẽ làm nòng cốt tại đơn vị hành chính mới...
Việt Nam - Trung Quốc nhất trí cho rằng, chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã thành công tốt đẹp, là dấu mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ hai Đảng, hai nước...
Bộ Tài chính đề xuất nhằm phát huy vai trò của doanh nghiệp nhà nước tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng hai con số cần xây dựng cơ chế giúp doanh nghiệp tiếp cận các Quỹ đầu tư công nghệ, Quỹ đầu tư mạo hiểm...
Đề án sắp xếp vừa được phê duyệt xác định sẽ thành lập 11 đặc khu trực thuộc cấp tỉnh, mô hình thành phố thuộc tỉnh và thành phố thuộc thành phố cũng sẽ được xóa bỏ...
Tại cuộc hội đàm, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhất trí thành lập Ủy ban hợp tác đường sắt giữa hai Chính phủ để thúc đẩy hợp tác đường sắt, đẩy mạnh kết nối hạ tầng giao thông chiến lược...
Hai hiệp hội có thể sẽ phối hợp với các cơ quan quản lý Trung ương tổ chức một hội nghị toàn quốc vào khoảng cuối tháng 5 đầu tháng 6/2025. Nhằm vừa đánh giá tình hình, đưa ra các giải pháp thúc đẩy kinh tế tư nhân thông qua đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số…
Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết Trung ương 11 nêu rõ danh sách 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập; có 28 tỉnh, 6 thành phố trực thuộc Trung ương...
Sự thành công của đại hội đánh dấu một bước phát triển mới trong công tác xây dựng Đảng và góp phần định hướng, triển khai hiệu quả hoạt động của Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Hà Nội trong giai đoạn mới…
Với việc Việt Nam - Mỹ thống nhất tiến hành đàm phán thỏa thuận thương mại song phương trong đó có nội dung thuế quan, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã mở "cánh cửa thép" lâu nay đóng chặt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, mục tiêu mà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ giao phó...
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xem xét, quyết định thi hành kỷ luật nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng...
Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng, quyết định của phía Mỹ hoãn áp thuế đối ứng trong 90 ngày với các mặt hàng xuất khẩu của các nước vào Mỹ, trong đó Việt Nam là bước đi tích cực...