Doanh nghiệp chuyển đổi số: Quá trình “lột xác” để trở thành “phượng hoàng”

Trong khi Việt Nam mới bắt đầu những bước đi đầu tiên trên con đường chuyển đổi số để đưa nền kinh tế bước vào kỷ nguyên số, thì một số quốc gia trên thế giới đã sớm đưa ra những chiến lược, chương trình hành động cụ thể với sự quyết tâm cao.

Trong đó, chuyển đổi số doanh nghiệp được ví với một quá trình “lột xác từ đống tro tàn để rũ mình bay lên thành phượng hoàng”.

Đủ dũng cảm để “sáng tạo phá hủy”

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp đang được ví như một “cuộc đua khốc liệt” với phạm vi toàn cầu theo câu chuyện “cá nhanh nuốt cá chậm” với các dự báo mang tính chất sống còn của doanh nghiệp.

Nhưng các doanh nghiệp cần phải hiểu bản chất của chuyển đổi số doanh nghiệp theo một định nghĩa với cách hiểu đúng đắn: chuyển đổi số doanh nghiệp là việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số vào các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, từ đó tận dụng lợi thế của công nghệ để tác động thay đổi mô hình kinh doanh, cách thức vận hành doanh nghiệp nhằm mang đến giá trị tốt hơn cho doanh nghiệp, thích ứng với xu hướng phát triển công nghệ trên toàn thế giới.

Sự ra đời của máy tính cá nhân là tiếng chuông gióng lên cho sự cáo chung của những chiếc máy tính cồng kềnh, khổng lồ và thô kệch
Sự ra đời của máy tính cá nhân là tiếng chuông gióng lên cho sự cáo chung của những chiếc máy tính cồng kềnh, khổng lồ và thô kệch

Theo các chuyên gia chuyển đổi số quốc tế, quá trình chuyển đổi số và chuyển đổi số thành công sẽ mang lại thay đổi lớn cho các doanh nghiệp, làm gián đoạn toàn bộ nhiều ngành công nghiệp, đồng thời, lại tạo ra sự “sáng tạo phá hủy” giúp một số doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển kỷ lục. Nhiều tập đoàn lớn, lâu đời thì hoạt động chật vật trong khi các doanh nghiệp mới, nhỏ lại linh hoạt hơn nhờ áp dụng những mô hình kinh doanh mới.

Nền công nghiệp ô tô ra đời dẫn đến sự tiêu vong của thế giới đã từng bị chiếm lĩnh bởi những chiếc xe ngựa. Sự ra đời của máy tính cá nhân là tiếng chuông gióng lên cho sự cáo chung của những chiếc máy tính cồng kềnh, khổng lồ và thô kệch.

Sự xuất hiện của máy ảnh kỹ thuật số đã đưa máy ảnh phim một thời ngự trị trên đỉnh cao thế giới trong phần lớn thế kỷ XX vào bảo tàng lịch sử của những phát minh vĩ đại của nhân loại.

Phát kiến về công nghệ nghe nhạc mới với trung tâm là điện thoại và iPod đã tiễn đưa người khổng lồ Walkman của Sony và công nghệ đĩa CD đi vào dĩ vãng. Đó là những sáng tạo phá hủy. Chuyển đổi số của doanh nghiệp hiện nay cũng sẽ tạo ra những thay đổi mang tính chất “sáng tạo phá hủy” đó.

Nhưng điều cần thiết nhất là liệu các doanh nghiệp hay nói cách khác là các ông chủ doanh nghiệp có đủ dũng cảm để xóa bỏ đi những cái cũ thay vào đó những cái mới hoàn toàn để tạo nên sự “lột xác” hay không? Theo TS. Amabad của Học viện Công nghệ Trung Đông, chuyển đổi số của doanh nghiệp là đòn “cân não” đối với bất kỳ người làm chủ doanh nghiệp nào. “Nó không phải là một canh bạc mà ta đầu tư vào đó để thắng hay thua. Cuộc chơi đó là bắt buộc và chúng ta (doanh nghiệp) phải chiến thắng. Điều cần thiết là vẫn cần những người chủ doanh nghiệp tiên phong mở đường. Những người đó là những con kỳ lân”- ông nói.

Doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi số: Khó cũng phải làm!

Những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam trở nên sôi động, đặc biệt là khối kinh tế tư nhân, khối doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hoạt động chuyển đổi số trên thực tế đã diễn ra như một nhu cầu tự nhiên của rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh nhằm đáp ứng hành vi tiêu dùng đang thay đổi của khách hàng.

Đối với Không ít doanh nghiệp, hoạt động chuyển đổi số vẫn còn nhiều thách thức cần được giải quyết
Đối với Không ít doanh nghiệp, hoạt động chuyển đổi số vẫn còn nhiều thách thức cần được giải quyết

Tuy nhiên, đối với không ít doanh nghiệp, hoạt động chuyển đổi số vẫn còn nhiều thách thức cần được giải quyết. Đó là những trở ngại, hạn chế cần phải vượt qua.

Trở ngại về nhận thức, năng lực của doanh nghiệp: Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới, có trên 75% doanh nghiệp nhỏ và vừa và 63% doanh nghiệp lớn của Việt Nam hiện chưa rõ lợi nhuận đầu tư công nghệ bằng bao nhiêu, cũng như việc đầu tư đó có phù hợp với nhu cầu của họ hay không.

Các doanh nghiệp này cũng cho biết việc tiếp cận nguồn tài chính nước ngoài còn hạn chế. Điển hình như các sàn thương mại điện tử ở Việt Nam dựa trên nền tảng số được phát triển trong nước (Sendo, Tiki) có khả năng cạnh tranh thấp so với các đối thủ trong khu vực Đông Nam Á (Lazada, Shopee), do không tiếp cận được nguồn đầu tư từ nước ngoài.

Hạn chế về thị trường và các giải pháp chuyển đổi số: hiện nay, Việt Nam vẫn chưa hình thành các cơ quan, tổ chức đóng vai trò như một kênh độc lập để đánh giá khách quan ưu, nhược điểm của các giải pháp công nghệ, qua đó giúp doanh nghiệp có đủ thông tin để đưa ra lựa chọn phù hợp.

Hạn chế về nguồn lực tài chính cho chuyển đổi số: Theo khảo sát từ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2020, có đến 55,6% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho rằng chi phí ứng dụng công nghệ là hạn chế lớn nhất.

Ngoài ra còn một số trở ngại khác như: Khung thể chế phục vụ chuyển đổi số ở Việt Nam còn cồng kềnh; thiếu hệ sinh thái thuận lợi thúc đẩy các cơ sở sản xuất kinh doanh chuyển đổi số.

Vì vậy, để vượt khó, các doanh nghiệp cần phải có các nhóm giải pháp đồng bộ: Hoạch định chiến lược kinh doanh trước khi chuyển đổi số; Quản lý dữ liệu khi chuyển đổi số, loại bỏ những “điểm đen” trong quy trình hoạt động của doanh nghiệp; Đề cao vai trò của từng cá nhân trong chuyển đổi số và cấu trúc từng nhóm làm việc; Chiến lược chuyển đổi số sẽ dẫn đến sự thay đổi văn hóa và giao tiếp trong doanh nghiệp, thế nên, cần phải đào tạo nhân sự để đảm bảo họ sẵn sàng trước những thay đổi đó.

Sau cùng là phải có công cụ đo lường kết quả chuyển đổi số của doanh nghiệp. Kết quả của quá trình chuyển đổi số chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi chiến lược mà doanh nghiệp đưa ra.

Cụm từ “sáng tạo phá hủy” chính là sự đột phá, dám phá bỏ cái cũ để đến với cái mới theo tiêu chuẩn thời đại. Nói một cách dễ hiểu, nó là một điểm trong “vòng xoáy sáng tạo” liên tục hình thành các phát kiến mới và nghiền nát những cái cũ trên đường đi của nó.

Xem thêm

"Nữ hoàng hột vịt" Ba Huân bắt tay FPT cùng chuyển đổi số

"Nữ hoàng hột vịt" Ba Huân bắt tay FPT cùng chuyển đổi số

Tập đoàn FPT và Công ty Cổ phần Ba Huân chính thức hợp tác chuyển đổi số toàn diện, giúp Ba Huân hiện thực hóa tầm nhìn trở thành công ty công nghệ cao và bền vững. Từ đó, tạo ra chuẩn mực chuyển đổi số cho ngành nông nghiệp, mang lại cuộc sống hạnh phúc hơn cho người nông dân.
Hai “con kỳ lân” của kỷ nguyên chuyển đổi số

Hai “con kỳ lân” của kỷ nguyên chuyển đổi số

Chuyển đổi kỹ thuật số với phương cách áp dụng công nghệ thích hợp cho khách hàng, được khách hàng chấp nhận, doanh nghiệp tạo ra được một cộng đồng trực tuyến trung thành và hưởng lợi từ đó…Đây chính là kinh nghiệm của “hai con kỳ lân” đã có được những thành công lớn nhờ chuyển đổi số.
Ông Cao Hoàng Anh - Phó TGĐ FSI: “Cần đầu tư nghiêm túc và quyết liệt hơn cho chuyển đổi số trong doanh nghiệp”

Ông Cao Hoàng Anh - Phó TGĐ FSI: “Cần đầu tư nghiêm túc và quyết liệt hơn cho chuyển đổi số trong doanh nghiệp”

Đó là nhận định của ông Cao Hoàng Anh - Phó TGĐ Công ty CP Đầu tư Thương mại và Phát triển Công nghệ FSI về quá trình chuyển đổi số (CĐS) trong doanh nghiệp (DN). Ông khẳng định, CĐS là xu hướng tất yếu khách quan không thể đảo ngược, là động lực quan trọng để phát triển KT-XH nhanh và bền vững.

Có thể bạn quan tâm

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam từ 6,7% lên 6,9%, đồng thời cho rằng GDP quý 4/2024 sẽ tăng 7,1%. Công ty chứng khoán này cũng đưa ra kịch bản lạc quan GDP của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 6,9% trong năm 2025...

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

TS Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch VACOD-HBA mong muốn các doanh nghiệp không chỉ phát huy bản lĩnh, tinh thần vượt khó của “những người lính thời bình”, nắm bắt công nghệ mới, không ngừng học hỏi để giúp phát triển doanh nghiệp bền vững, mà còn xây dựng thành công văn hoá kinh doanh trong doanh nghiệp...