Doanh nghiệp kiến nghị Thủ tướng để Bộ Công Thương quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh xăng dầu

Giám đốc Công Ty TNHH MTV Bội Ngọc vừa có kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ nên để cho Bộ Công Thương quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh xăng dầu.

Thị trường "bất ổn" do liên Bộ điều hành "có vấn đề"!

Về vấn đề này, ông Giang Chấn Tây, Tiến sĩ kinh tế - Giám đốc Công Ty TNHH MTV Bội Ngọc cho rằng: Thời gian qua liên Bộ đang điều hành một cách "có vấn đề" nên đã xảy ra bất ổn của thị trường xăng dầu. Nhưng cuộc họp của Bộ Công Thương và Tài Chính với các doanh nghiệp xăng dầu ngày 12/10 tôi nhận thấy cốt lõi vấn đề chưa được nhận diện rõ đúng bản chất để khắc phục triệt để và chưa phân rõ trách nhiệm.

Ông Tây cho rằng, đối với bất kỳ doanh nghiệp xăng dầu nào hoạt động kinh doanh thì giá vốn cũng tính trên toàn bộ quá trình mua hàng, nhập kho, tồn kho để khi kết chuyển sang giá vốn bán ra thì cũng phải tính theo bình quân toàn bộ các lô hàng mua trước đó.

Hiện nay, doanh nghiệp xăng dầu đầu mối mua xăng dầu về nhập kho thì giá vốn phải tính trên cơ sở giá xăng dầu thế giới là từ 20 ngày trước đó (theo quy định bắt buộc tại Nghị định 95 về an toàn năng lượng Quốc gia), thậm chí là lâu hơn trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Một cửa hàng xăng dầu của Công Ty TNHH MTV Bội Ngọc
Một cửa hàng xăng dầu của Công Ty TNHH MTV Bội Ngọc

Tuy nhiên, đến kỳ điều hành giá liên Bộ cắt ngang 10 ngày để tính giá bán lẻ theo giá thị trường thế giới hiện tại. Trong khi thực tế theo nguyên tắc tài chính kế toán doanh nghiệp phải hạch toán giá vốn và trị giá hàng tồn kho nguyên toàn bộ chu kỳ 20 ngày trước đó hoặc lâu hơn đã phát sinh trong quá trình kinh doanh trước đó không thiếu 1 đồng và hàng tồn kho khi xuất bán được tính để kết chuyển vào giá vốn theo giá bình quân chung trong quá trình kinh doanh. Từ đó phát sinh ra hệ luỵ là cách tính của Bộ Tài chính không chính xác.

Trong trường hợp giá giảm tại thời điểm điều chỉnh giá so với giá mua ban đầu thì xem như doanh nghiệp đầu mối lỗ nặng cả giai đoạn mua giá cao trước đó.

Ví dụ dễ hiểu là: Mua xăng nhập về trong vòng 20 ngày - quá trình mua XD qua các lần với giá mua lần lượt là: 18.000/lít; sau đó giá giảm dần còn 17000đ, rồi giảm còn 16000đ; 15000đ;... 12000đ; 11000đ; 10000đ/lít.

Ông Giang Chấn Tây, TS Kinh tế, Giám đốc công ty Bội Ngọc
Ông Giang Chấn Tây, TS Kinh tế, Giám đốc công ty Bội Ngọc  

Tuy nhiên, khi xác định giá bán lẻ, liên Bộ căn cứ vào giá thế giới chỉ trong 10 ngày sau cùng có giá là 10.000 -12.000đ/lít, với cách tính như hiện nay thì Liên bộ quyết định giá bán bình quân chỉ là 11.000đ/lít. Xem như doanh nghiệp đầu mối thâm hụt không biết tiền đâu mà bù ở giai đoạn trước. Thay vì tính bình quân chung trong chu kỳ phát sinh 10 ngày cộng với toàn bộ quá trình mua hàng phát sinh trước đó thì giá chỉ có 14.000đ/lít.

Hiện nay Bộ Tài chính đang tính với các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu y chang như vậy, dẫn đến các đơn vị này thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng.

Thực chất của vấn đề là cách tính giá của Bộ Tài chính không phù hợp. Bởi vì đến chu kỳ điều hành, khi giá thế giới giảm kéo theo giá bán lẻ trong nước bị điều chỉnh giảm, doanh nghiệp đầu mối lỗ nguyên cả giai đoạn đầu.

Trong khi ngoài việc kinh doanh ra, nhiệm vụ của họ được giao là phải nhập hàng về liên tục để phục vụ tiêu dùng thiết yếu trong nước đảm bảo dự trữ năng lượng quốc gia không nhỏ hơn 20 ngày. Họ đâu thể đợi giá giảm mới nhập hàng!?

Cách tính trên của Bộ Tài chính khi giá xăng dầu thế giới giảm như vừa qua doanh nghiệp đầu mối lỗ liên tục, nên họ hạn chế nhập hàng để hạn chế lỗ, dẫn đến thị trường xăng dầu thiếu hụt là tất yếu. Hệ luỵ là chiết khấu liên tục giảm xuống 0 đồng, kéo theo doanh nghiệp bán lẻ phá sản, thị trường xăng dầu hỗn loạn.

Nên để Bộ Công Thương quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh xăng dầu
Nên để Bộ Công Thương quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh xăng dầu

Để Bộ Công Thương quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh xăng dầu!

Từ những phân tích trên, ông Giang Chấn Tây đề xuất đưa về doanh nghiệp tự tính giá cơ sở theo Luật Doanh nghiệp, tự quyết định giá mua, sau đó báo cáo Bộ Công Thương theo Luật quản lý thuế và Luật kế toán. Bộ Công Thương chỉ có mỗi việc kiểm tra doanh nghiệp “đi chợ” có mua đúng giá hay không, dùng chi phí có hợp lý không theo Luật Kiểm toán và có hình thức xử phạt những hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Sau khi nhận được báo cáo giá thành cơ sở bình quân chung của các đầu mối, Bộ Công Thương sẽ cộng lợi nhuận định mức cho doanh nghiệp đầu mối, đồng thời cộng thêm quy định chiết khấu cho doanh nghiệp bán lẻ không nhỏ hơn 7%/lít xăng dầu trên giá bán lẻ thì thị trường xăng dầu sẽ ổn định ngay lập tức.

Vì thế, theo ông Tây nên đưa về cho Bộ Công Thương quản lý, điều hành toàn bộ từ giá cơ sở đến quyết định lượng hàng nhập.

Đặc biệt, ông Tây kiến nghị Chính phủ cần quan tâm đến doanh nghiệp bán lẻ. Bởi vì, doanh nghiệp bán lẻ là người trực tiếp đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Có thể bạn quan tâm