Doanh nghiệp nhà nước chậm cổ phần hoá vì lãnh đạo lo “mất ghế”

Một nguyên nhân dẫn đến tiến độ cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước còn chậm được chỉ ra là do tâm lý sợ mất vị trí, vai trò sau cổ phần hoá, tư tưởng yên vị vẫn còn đã và đang kìm hãm tiến độ đổi mới.
Doanh nghiệp nhà nước chậm cổ phần hoá vì lãnh đạo lo “mất ghế”

Số liệu từ Bộ Tài chính cho thấy, trong 7 tháng đầu năm 2018, có 9 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa, trong đó cổ phần hóa 8 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và 1 đơn vị sự nghiệp. Tổng giá trị doanh nghiệp là 29.408 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 15.181 tỷ đồng.

Về tình hình thoái vốn, trong 7 tháng, các doanh nghiệp đã thoái được 3.567 tỷ đồng, thu về 8.600 tỷ đồng.

Đánh giá về tình hình cổ phần hoá, ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính nhận định, nhìn lại quá trình cổ phần hóa vừa qua có rất nhiều mô hình tốt như Petrolimex, Vinamilk, PV Gas, Vietnam Airline, một số doanh nghiệp dược phẩm đã cổ phần hóa đều có hoạt động tốt hơn.

"Qua đó có thể nhận thấy hiệu quả từ chủ trương cổ phần hóa là không thể phủ nhận. Cổ phần hóa sẽ đem lại xu hướng mới, động lực mới cho doanh nghiệp phát triển", ông nói.

Tuy nhiên, ông Tiến cho rằng, ngược lại, nếu cổ phần hóa không thay đổi về chất, tức là vẫn duy trì bộ máy cũ, cách quản lý cũ, không đổi mới về quản trị, không công khai minh bạch thì doanh nghiệp có kết quả không khá hơn DNNN mà có doanh nghiệp còn đi xuống.

Theo ông Tiến, vấn đề cổ phần hóa phải là làm quyết liệt, triệt để thay đổi toàn bộ về lượng và chất, thực sự là “bình mới, rượu mới” thì mới đem lại sự hiệu quả, quá trình đó phải có sự giám sát, kiểm tra, công khai minh bạch, trước trong sau cổ phần hóa. Đặc biệt, sau cổ phần hóa cần kiên quyết hoạt động theo cơ chế thị trường thì mới đem lại giá trị gia tăng lớn.

Đại diện Bộ Tài chính cũng cho rằng, hiện có một số vấn đề lớn ảnh hưởng đến tiến độ cổ phần hóa. Trong đó có nguyên nhân từ tổ chức thực hiện và quyết tâm thay đổi nhận thức của người đứng đầu doanh nghiệp vẫn chưa đạt được một số kết quả.

Thứ nhất là tính kỷ luật chấp hành chỉ đạo của cấp trên, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chưa được thực hiện nghiêm. Thứ hai là còn sự nhận thức e ngại trong việc thực hiện thực chất đổi mới khi cổ phần hóa “bình mới, rượu mới”; tâm lý sợ mất vị trí, vai trò sau cổ phần hoá; tư tưởng yên vị vẫn còn đã và đang kìm hãm tiến độ đổi mới.

Thứ ba là tư tưởng né tránh trách nhiệm, sợ va chạm nên chưa làm quyết liệt, mạnh mẽ khi thực hiện quy trình mới chặt chẽ, công khai minh bạch, rõ ràng hơn và phải có nhiều bước đi hơn gắn với trách nhiệm cá nhân người đứng đầu doanh nghiệp, cơ quan.

Về giải pháp, ông Tiến cho rằng, với tư cách là đơn vị xây dựng cơ chế, chính sách về vấn đề cổ phần hóa, thoái vốn, Bộ Tài chính đã hoàn thành cơ bản đầy đủ khung khổ pháp lý. Trong quá trình triển khai có một số vấn đề mang tính đặc thù, Bộ đã cử cán bộ thường xuyên nắm bắt, kịp thời lắng nghe khó khăn để tháo gỡ vướng mắc của các tập đoàn, tổng công ty và các địa phương với thời gian nhanh nhất.

Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát lẫn chế tài đối với cơ quan đại diện chủ sở hữu, người đứng đầu doanh nghiệp. Đặc biệt cần rà soát lại các danh mục cổ phần hóa, thoái vốn nếu đơn vị nào làm chậm phải có nhắc nhở, kiểm điểm. Trường hợp danh mục thoái vốn cơ quan, doanh nghiệp đã đăng ký năm 2017, 2018 không làm được thì cần mạnh dạn chuyển giao về Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) - doanh nghiệp thoái vốn chuyên nghiệp.

"Cần yêu cầu các cơ quan, doanh nghiệp công bố công khai rõ ràng lộ trình thực hiện, theo tiến độ quý, 6 tháng, ghi rõ tên người chịu trách nhiệm. Ví dụ như Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm cổ phần hóa doanh nghiệp A, B cần ghi rõ luôn trong lộ trình năm 2018, 2019, 2020. Việc kê rõ sẽ làm rõ tiến độ, đầu mối xử lý vướng mắc cũng rõ trách nhiệm người đứng đầu", ông nhấn mạnh.

 Theo Bizlive

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...