Doanh nghiệp Việt trước áp lực "xanh" để tạo giá trị bền vững

Đầu tư xanh và tài chính xanh là một câu chuyện 2 chiều, cơ quan quản lý cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp làm “xanh”, còn doanh nghiệp cũng cần sự chủ động, nghiên cứu và có phương án đầu tư xanh hiệu quả...

xanh-2512.jpg

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp và ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt của đời sống xã hội, việc hướng tới một nền kinh tế xanh và bền vững đã trở thành mục tiêu hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó, việc thúc đẩy tài chính xanh rất quan trọng nhằm điều hướng nguồn lực tài chính vào các dự án thân thiện với môi trường.

Mặc dù tài chính xanh là một khái niệm tương đối mới ở Việt Nam nhưng đã nhanh chóng nhận được sự quan tâm từ cả khu vực công và tư. Thông qua các chiến lược tài chính xanh, nền kinh tế Việt Nam đang chuyển mình để hướng tới một tương lai phát triển bền vững.

DOANH NGHIỆP CHUYỂN ĐỔI XANH "VẤP" NHIỀU THÁCH THỨC

Ngày 6/8/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance tổ chức buổi tọa đàm “Triển vọng phát triển Tài chính xanh”.

Chia sẻ tại Tọa đàm, TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh nhấn mạnh, tài chính xanh là cuộc cách mạng về thể chế, công nghệ, lối sống, sản xuất kinh doanh… với nhiều điểm mới như tiêu chí, tiêu chuẩn xanh, nguồn gốc xuất xứ xanh…

Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong quá trình chuyển đổi xanh như chi phí chuyển đổi, áp lực từ thị trường và câu chuyện thể chế.

“Việc đưa vấn đề “xanh” vào thị trường không phải là vấn đề đơn giản. Với vấn đề của thể chế, chuyển đổi xanh là quá trình đầy thách thức, đòi hỏi thay đổi từ tư duy, nhận thức, thay đổi thể chế, ban hành khung pháp lý, chính sách, đào tạo thay đổi trong hành động, đòi hỏi sự tham gia của cả các tổ chức, người dân và doanh nghiệp”, ông Thành nói.

anh-chup-man-hinh-2024-08-06-luc-163259-7792.png
TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh

Theo đó, TS Võ Trí Thành khẳng định, không chỉ doanh nghiệp hay nhà nước muốn là làm được mà cần có sự nỗ lực từ cả Chính phủ và các tổ chức, người dân và doanh nghiệp. Tóm lại đây là một sự chuyển đổi từ “dưới lên” và từ “trên xuống”.

Về phía các doanh nghiệp, chuyển đổi xanh là câu chuyện làm ăn, kiếm tiền, dù muốn hay không muốn cũng phải chuyển đổi. Vì xã hội hiện nay đòi hỏi phải có chữ “xanh” trong tiêu dùng. Thực trạng này tạo ra áp lực cho doanh nghiệp.

Với vấn đề chi phí, chuyển đổi xanh cần nhiều chi phí, đòi hỏi rất nhiều vốn. Quá trình này cũng phải làm từ trên xuống, thay đổi thể chế pháp lý, chính sách và cả từ dưới lên, thay đổi cách làm việc, tiêu dùng, sản xuất, tác động đến toàn bộ người dân, đặc biệt là doanh nghiệp.

Ông Thành cũng cho biết thêm, vấn đề khó tiếp theo là việc hoạch định các chi phí xanh, trong đó có thuế carbon vào giá là vấn đề rất khó.

Trong quá trình này, rõ ràng tài chính rất quan trọng, nên rất cần sự tham gia của các định chế tài chính, các quỹ. Nhưng bản thân tài chính cũng cần phải có sự chuyển đổi và phải góp phần vào quá trình chuyển đổi xanh. Đây chính là ý nghĩa của tài chính xanh và xanh hóa tài chính.

Thời gian tới, để quá trình phát triển tài chính xanh tiếp tục phát triển, ông Thành cho rằng cần chú ý tới công tác truyền thông và hoàn thiện chính sách; nâng cao nhận thức để doanh nghiệp và người dân có thêm nhận thức về tài chính xanh.

Với vấn đề hoàn thiện chính sách, ông Thành cho rằng đây là vấn đề cần phải được thực hiện một cách cấp bách.

“Không riêng gì vấn đề kinh tế xanh, tài chính xanh mà cả kinh tế số, tài chính số hay phát triển tài chính… chúng ta đều đang làm dang dở. Nếu tiếp tục chờ luật thì sẽ mất rất thêm khoảng 4 năm nên thời gian tới, tôi cho rằng cần một chính sách đột phát để phát triển kinh tế, tài chính xanh bởi nếu không thì chúng ta sẽ chậm”, ông Thành nói.

NGÀNH NGÂN HÀNG CÓ VỐN ĐỂ DOANH NGHIỆP PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU XANH

Đứng dưới góc độ của cơ quan quản lý, ông Tô Trần Hoà, Phó Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có những chia sẻ về việc đầu tư xanh và tài chính xanh.

Theo ông Hoà, đây là một câu chuyện 2 chiều, cơ quan quản lý cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp làm “xanh”, còn doanh nghiệp cũng cần sự chủ động, cần nghiên cứu và có phương án đầu tư xanh hiệu quả chứ không thể làm một cách bất chấp, vì tiêu chí đầu tư đầu tiên là phải có “lãi”.

anh-chup-man-hinh-2024-08-06-luc-163340-535.png
Ông Tô Trần Hoà, Phó Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng nếu sử dụng ngân sách để bảo lãnh đầu tư xanh và dự án xanh sẽ tạo nên sức ép tương đối lớn lên ngân sách vì còn nhiều dự án trọng điểm phải sử dụng ngân sách nhà nước. Vậy nên khi đầu tư, dù xanh hay không xanh, tự doanh nghiệp cần có sự chủ động và cân đối.

Trong thời gian qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có nhiều biện pháp trong việc thúc đẩy tài chính xanh, ông Hoà cho biết, cơ quan quản lý đã đưa vào chiến lược phát triển chứng khoán đến năm 2030 và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó gồm nhiều phương án phát triển tài chính xanh.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng ban hành sổ tay hướng dẫn báo cáo phát thải nhà kính và sổ tay hướng dẫn phát hành trái phiếu xanh rất hữu ích cho doanh nghiệp tham gia thị trường này. Đồng thời, tích cực tham gia đào tạo, tuyên truyền tới doanh nghiệp và công chúng đầu tư để họ hiểu thế nào là tài chính xanh và đầu tư công khai minh bạch khi tham gia thị trường.

Với công tác thanh tra giám sát, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đảm bảo trái phiếu xanh được phát hành đúng mục đích và quyền lợi nhà đầu tư được bảo đảm.

Liên quan tới việc giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn xanh, ông Hòa cho hay, Ngân hàng Nhà nước đã tiếp cận và được biết một số ngân hàng thương mại có nguồn vốn sẵn cho các doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh, đây là một trong những tín hiệu tích cực để kỳ vọng.

Dưới góc độ pháp lý, luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SB Law khẳng định Việt Nam đã quan tâm đến việc xây dựng khuôn khổ pháp lý về kinh tế xanh, tài chính xanh tại Việt Nam từ rất lâu. Dẫu vậy, khung pháp lý về tài chính xanh, kinh tế xanh vẫn chưa được như kỳ vọng.

“Chúng ta đã bắt đầu xây dựng khuôn khổ, hành lang pháp lý từ 12 năm trước và dần hoàn thiện qua từng giai đoạn. Song, trên thực tế, những quy định điều chỉnh liên quan đến tài chính xanh, kinh tế xanh tương đối chậm. Chẳng hạn như chúng ta vẫn thiếu rất nhiều quy định về xây dựng thị trường tín chỉ carbon như chưa có quy định về quyền liên quan, chưa xác định quyền sở hữu thuộc về nhà nước hay doanh nghiệp… Việc thiếu hành lang pháp lý, thiếu quy định pháp luật ảnh hưởng rất nhiều lên quyết định của các nhà đầu tư vào thị trường này”, ông nói.

anh-chup-man-hinh-2024-08-06-luc-163417-617.png
Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SB Law

Bên cạnh đó, vị luật sư này cũng đề cập đến một số vướng mắc trong ngành năng lượng tái tạo. Theo ông Hà, năng lượng tái tạo là một trong những ngành đóng góp rất lớn vào tài chính xanh, kinh tế xanh.

“Tuy nhiên, chúng ta đang rơi vào tình trạng dư thừa năng lượng khi nhiều dự án về năng lượng tái tạo dư thừa nhưng vẫn chưa được kết nối vào lưới điện. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu suất đầu tư của các nhà đầu tư”, ông Hà nhận định.

Thêm vào đó, Việt Nam cũng chưa xây dựng các bộ tiêu chí xanh khác nhau cho từng ngành cụ thể như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ… Luật sư Nguyễn Thanh Hà nhấn mạnh, thiếu quy định pháp lý cùng với những vướng mắc kể trên, chặng đường phát triển tài chính xanh, kinh tế xanh ở nước ta vẫn đang còn nhiều thách thức.

Xem thêm

Văn phòng hút khách thuê nhờ "tấm vé xanh"

Văn phòng hút khách thuê nhờ "tấm vé xanh"

Xu hướng "xanh hóa" đang len lỏi vào mọi lĩnh vực của đời sống, trong đó có thị trường bất động sản, đặc biệt là phân khúc văn phòng cho thuê. Các tòa nhà văn phòng sở hữu chứng nhận xanh ngày càng thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy tỷ lệ lấp đầy và giá thuê...

GSM đồng hành cùng VinFast, chung tay vì một Việt Nam xanh

GSM đồng hành cùng VinFast, chung tay vì một Việt Nam xanh

Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh GSM vừa triển khai chương trình “Mùa hè xanh vì tương lai xanh” với cam kết chia sẻ doanh thu lên tới 87% cho đối tác tài xế cùng đơn giá cước taxi mới giảm 15% so với hiện tại...

Chuyển đổi xanh: Thách thức năm 2024

Chuyển đổi xanh: Thách thức năm 2024

Hiện nay, đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe từ thị trường nhập khẩu phải được coi là bắt buộc đối với các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu...

15 chuyên gia mách nước giúp doanh nghiệp chuyển đổi xanh

15 chuyên gia mách nước giúp doanh nghiệp chuyển đổi xanh

Sử dụng năng lượng hợp lý kết hợp xanh hóa hoạt động sản xuất, kinh doanh được cho là giải pháp để doanh nghiệp góp phần khắc phục vấn đề thiếu hụt năng lượng trước mắt, hướng tới tương lai phát triển bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Tỷ giá giảm sâu, Kho bạc Nhà nước muốn mua thêm 100 triệu USD

Tỷ giá giảm sâu, Kho bạc Nhà nước muốn mua thêm 100 triệu USD

Kho bạc Nhà nước chào mua ngoại tệ trong bối cảnh tỷ giá USD/VND tiếp đà giảm sâu. Đây là lần thứ ba trong năm 2024 cơ quan này thông báo mua ngoại tệ từ các ngân hàng thương mại. Trước đó, Kho bạc Nhà nước đã chào mua tối đa 150 triệu USD vào ngày 5/9 và 100 triệu USD vào ngày 22/5...

Ngân hàng Nhà nước: Miễn giảm lãi suất, đẩy mạnh vay mới khôi phục sản xuất sau cơn bão số 3

Ngân hàng Nhà nước: Miễn giảm lãi suất, đẩy mạnh vay mới khôi phục sản xuất sau cơn bão số 3

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng tổng hợp thiệt hại của khách hàng vay vốn để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, tiếp tục cho vay mới khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão theo các quy định hiện hành...

Bức tranh tổng quan ngành ngân hàng và triển vọng tăng trưởng năm 2024

Bức tranh tổng quan ngành ngân hàng và triển vọng tăng trưởng năm 2024

Sự phục hồi của nền kinh tế sẽ tiếp tục đẩy nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp tăng cao để mở rộng sản xuất, và đồng thời kích thích tiêu dùng của người dân. Do đó, tăng trưởng tín dụng năm 2024 hoàn toàn có thể đạt 14% - 15%, tiệm cận mức mục tiêu của Chính phủ đề ra...

Ngân hàng “hốt bạc” nhờ kinh doanh chứng khoán

Ngân hàng “hốt bạc” nhờ kinh doanh chứng khoán

Khảo sát từ báo cáo tài chính bán niên năm 2024 tại các ngân hàng thương mại cổ phần cho thấy, rất nhiều nhà băng thu về lãi lớn nhờ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh tăng trưởng cao…

Ngân hàng SHB tăng nhẹ lãi suất huy động trong tháng 9/2024

Ngân hàng SHB tăng nhẹ lãi suất huy động trong tháng 9/2024

Cập nhật biểu lãi suất ngân hàng SHB tháng 9/2024, biểu lãi suất tiết kiệm tại quầy và tiết kiệm trực tuyến dành cho khách hàng cá nhân của ngân hàng này được điều chỉnh theo xu hướng tăng tại nhiều kỳ hạn. Theo đó, 6,1%/năm là mức lãi suất cao nhất ghi nhận được tại ngân hàng này…