Doanh nhân Lê Vĩnh Phúc: Được cống hiến cho đất nước là điều đáng quý giá nhất

  1-dn-le-vinh-phuc-emag-6987.png
1-ivory-emagazine-4584.png
11-ivory-emagazine-9579.png

Việc chúng tôi quyết định tham gia đầu tư vào lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng xuất phát từ thực tế Việt Nam hiện có cơ cấu 85% nông thôn, 15% đô thị. Mục tiêu lâu dài của Chính phủ là thúc đẩy quá trình đô thị hóa tại các địa phương để đảo ngược lại cơ cấu này. Đây là tiền đề thuận lợi để thu hút nguồn vốn xã hội rót vào thị trường, lấy thế mạnh du lịch là một ngành mũi nhọn.

Nắm được cơ hội đó, trong thời gian qua, chúng tôi chọn sản phẩm du lịch biển và du lịch ngoại ô là hai dòng sản phẩm chính để phát triển với việc xây dựng các khách sạn tiêu chuẩn 4 sao trở lên, song song đó là xây dựng các khu resort. Hiện chúng tôi đang trong quá trình triển khai các dự án nghỉ dưỡng tại Hòa Bình, Bắc Ninh, Phú Yên, Nha Trang... Trong đó, Hòa Bình là điểm đến đầu tiên tại miền Bắc trong chuỗi dự án nghỉ dưỡng của Việt Mỹ.

Trên thực tế trong thời gian khoảng 10 năm trở lại đây, nhiều người đã đầu tư, xây dựng nhà vườn tại Hòa Bình như một ngôi nhà thứ hai. Tuy nhiên, do đa phần là đầu tư tự phát nên họ thường gặp khó khăn trong quá trình vận hành cho thuê, không cung cấp được đầy đủ dịch vụ - tiện ích cho du khách. Bởi vậy, tuy sở hữu nhiều tiềm năng nhưng Hòa Bình vẫn chưa thực sự trở thành địa điểm nghỉ dưỡng chuyên nghiệp phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Những gì chúng tôi đang thực hiện tại dự án Ivory là để giải bài toán đó.

11-ivory-2007-final-7521.png

Đây là một câu chuyện tình cờ. Trước đó tôi không biết về dự án này nên có thể gọi là “đất tìm người”. Trong một chuyến đi chơi dã ngoại tại Hòa Bình, tôi được mời vào tham quan dự án. Các sản phẩm được chào bán khi ấy còn rất thô sơ, có giá trị thấp. Nhấn mạnh là giá trị thấp chứ không phải rẻ. Tuy nhiên nhận thấy dự án nằm ở vị trí rất đẹp nên sau 30 phút tham quan, tôi đã quyết “xuống tiền” mua hai căn biệt thự với mục đích để sử dụng.

26-ivory-2007-final-3702.png
Ảnh phối cảnh 3D dự án Ivory Villas & Resort

Một thời gian sau tôi mới biết chủ đầu tư cũ chưa có kinh nghiệm, chưa tích luỹ được tài chính. Thế nên trong thời gian gần 10 năm họ chỉ xây được một căn nhà mẫu.

Sau nhiều cuộc trao đổi, chúng tôi đã quyết định tiếp quản toàn bộ dự án để tiếp tục phát triển. Sau khi tiếp quản, tôi phải mất 3 năm để nâng cấp sản phẩm, xử lý các vấn đề tồn đọng cũng như giải quyết xong tất cả các mâu thuẫn giữa nhà đầu tư thứ cấp và chủ đầu tư cũ, sau đó mới chính thức tung sản phẩm ra thị trường. Và rất may mắn sản phẩm nhận được sự tin tưởng của khách hàng, tạo đà để tiếp tục phát triển cho những giai đoạn tiếp theo.

12-ivory-2007-final-2830.png
1-ivory-2007-final-3156.png

Chúng ta là người dân của một đất nước còn nghèo khó mới trải qua chiến tranh. Để tồn tại và thành công ở xứ người, theo tôi, việc học hỏi và tiếp thu những tinh hoa từ các nước phát triển hơn chúng ta là một điều tất yếu. Tôi cũng luôn quan niệm “học thầy không tày học bạn”, “buôn có bạn bán, có phường”... Do đó slogan “Tôi không thể, bạn không thể nhưng chúng ta thì có thể!” được chúng tôi đưa ra trong bối cảnh ấy. Đấy cũng là tiêu chí xuyên suốt của tôi trong quãng đời học tập, làm việc ở nước ngoài và sau này khi về Việt Nam.

Với một người trẻ, rời quê hương để đến sinh sống tại một đất nước có nền công nghiệp phát triển thì cơ hội để trưởng thành là rất lớn. Riêng cá nhân tôi, vào thời điểm ban đầu cũng gặp rất nhiều cơ hội để phát triển. Tuy nhiên chính những cơ hội đó đã làm cho tôi chủ quan, dẫn đến trong quá trình đầu tư làm ăn, tôi đã bị vấp ngã không phải chỉ một mà rất nhiều lần.

Chủ tịch Tập đoàn Việt Mỹ Lê Vĩnh Phúc

Chủ tịch Tập đoàn Việt Mỹ Lê Vĩnh Phúc

Thời gian đầu khi Liên Xô tan rã, vì đánh giá sai về nhu cầu thị trường nên tôi đã đưa hàng từ Việt Nam sang Liên Xô với khối lượng quá lớn khiến cho hàng bị tồn đọng trong một thời gian dài. Cuối cùng những lô hàng đó mất đi đến 70% vốn. Một cú ngã thật đau đớn!

Cú ngã thứ hai cũng đau không kém khi tôi đầu tư vào lĩnh vực mì ăn liền để “gỡ” lại vốn. Đúng là thấy người ta ăn khoai thì cũng vác mai đi đào! Năm 1998, đúng lúc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, dù chưa có sự liên kết với nhau trong buôn bán, chưa có thống kê về nhu cầu thị trường mà đã dám xuất khẩu một lượng lớn mì ăn liền sang Nga. Cuộc khủng hoảng khiến cho đồng rúp mất giá đến khoảng hơn 300% so với USD chỉ trong mấy ngày. Hàng hóa còn tồn đọng trong nước nhiều, số hàng hóa bán được ở Nga không “lại” được với tỷ giá, thế là mất cả chì lẫn chài. Sau cú ngã đó, tôi đã quyết định bán hết tất cả các tài sản có trong nước và thanh toán cho các bạn hàng để giữ chữ tín.

Chưa hết. Cũng trong giai đoạn chính trị bất ổn thời Liên Xô tan rã, chúng tôi tiếp tục kết hợp cùng với các anh em chuyển hàng từ Việt Nam sang để sẵn ở kho để chuẩn bị “đánh chiếm” thị trường khi nguồn cung lớn hơn cầu. Tuy nhiên cũng chính vì sự bất ổn ấy nên toàn bộ kho hàng với tổng trị giá khoảng 450.000 USD bị mafia Nga lừa và chiếm sạch toàn bộ. 450.000 USD lúc ấy thực sự là một con số rất lớn. Đấy cũng là một kỷ niệm rất đau xót đối với tôi.

6333-ivory-2007-final-3472.png
3-ivory-2007-final-3479.png

Sau khi Liên Xô tan rã, xã hội lúc đó trở nên loạn lạc, các nhà tài phiệt ra sức lũng đoạn nền kinh tế, cướp bóc, giết người diễn ra thường xuyên trong một nền chính trị thật sự bất ổn.

6-ivory-2007-final-5749.png

Trong giai đoạn đó, bản thân tôi có 2 lần bị mafia dí súng vào đầu. Lần đầu tiên là trong năm 1993, tôi bị chính một nhóm người Việt mình kết hợp với mafia Nga tạo thành băng đảng dí súng vào đầu nhằm cướp tiền, hàng của chúng tôi. Hôm đó, nhóm xã hội đen vào tận nhà, rình lúc tôi mở cửa ra để xông vào cướp bóc. May mắn là khi tôi mới hé cửa và thấy chúng lăm lăm dao, súng xông vào nhà... tôi liền nhảy đại vào phòng ngủ, chốt cửa lại. Trong thời buổi loạn lạc ấy, chúng tôi cũng phải thủ thêm súng để phòng thân. Bị dồn vào đường cùng, tôi vội tìm súng để chiến đấu với chúng.

Lúc mở cửa ra thì thấy anh trai tôi đã bị chúng dí súng vào đầu và bắt ngồi xuống ghế bành ở trong phòng khách. May anh vốn là bộ đội đặc công nên cũng rất bản lĩnh. Tôi cầm súng bước ra cùng anh kháng cự lại chúng. Anh nhảy ra ngoài của sổ và hô hoán, đồng thời lấy ống nước có sẵn ở ban công mang vào làm vũ khí chiến đấu tiếp với chúng. Thấy tình thế thay đổi, không thể khống chế được chúng tôi nên bọn cướp đành bỏ chạy.

Lần thứ hai xảy ra chỉ sau đó hơn một năm. Lúc ấy chúng tôi đang đưa những container hàng từ Việt Nam, rồi từ Ba Lan sang Nga nên việc kinh doanh lúc nào cũng phải trữ rất nhiều tiền. Bọn mafia theo dõi và biết “tiềm năng” của chúng tôi nên trong một lần tôi gọi taxi để đi công việc, đến giữa đường vắng, người lái taxi dừng lại rồi kêu hỏng xe cần sửa (thực ra tay lái taxi này cũng thuộc băng nhóm mafia). Sau khi xe dừng thì hai tên đồng bọn ở đâu bất thần nhảy lên ngồi cùng. Chúng áp sát tôi rồi một tên dí súng vào đầu, tên khác khám người, túi đồ để tìm tài sản. Tất nhiên là tôi đã đề phòng nên chỉ mang mấy chục USD bên người. Sau khi khám chán chê nhưng không tìm thấy đồ gì đáng giá trên người nên chúng đành chở tôi đến một khu chung cư cũ, thả tôi xuống rồi bỏ đi. Nếu lúc đó chỉ cần manh động phản kháng lại chúng, tính mạng tôi thực sự “ngàn cân treo sợi tóc”. Hai lần hút chết đó may là tôi cao số chứ không thì đã “xanh cỏ” từ lâu rồi. (cười)

18-ivory-2007-final-7266.png
19-ivory-2007-final-8050.png

Người Việt Nam lúc đó có thế mạnh về hàng may mặc và mì ăn liền. Đấy là hai trong nhiều mặt hàng được người Nga rất tin dùng. Nắm được thị hiếu đó, chúng tôi đã quyết định chuyển nhà máy tại Việt Nam sang đặt tại Nga. Chúng tôi sản xuất bột mì để phục vụ nguyên liệu cho việc sản xuất mì ăn liền ngay tại Nga nhằm bỏ qua khâu vận chuyển từ nước này sang nước khác đầy rủi ro, tốn kém. Sau đó may mắn thị trường hồi phục lại, chúng tôi có đà và doanh nghiệp phát triển ngày càng tốt.

622-ivory-2007-final-9055.png
Một góc không gian xanh của Ivory Villas & Resort giai đoạn I

Mặt khác, thời kỳ hậu Xô Viết, nhiều nhà máy, doanh nghiệp, ký túc xá... bị bỏ lại hoặc được bán với giá rẻ. Tôi đã quyết định mua một số cơ sở, sửa sang lại và cho cộng đồng người Việt thuê. Khi đã quy tụ được người Việt về một khu vực, tôi phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, liên kết với chính quyền địa phương để xây dựng cộng đồng, tạo nên một môi trường sống và làm việc có văn hoá. Và quan trọng là an ninh được đảm bảo trong một xã hội vẫn còn đầy sự bất ổn thời ấy. Khi giải quyết được hai vấn đề đó, lượng khách hàng của tôi trong cộng đồng người Việt được nhân lên nhanh chóng, khiến cho việc kinh doanh của tôi ngày càng thuận lợi và phát triển.

Tôi cũng đã mang các sản phẩm của Việt Nam mình là mây tre đan, thảm len... xuất sang Ba Lan và bán khá tốt. Nhưng sau đó tôi nhận thấy Nga có thị trường rộng lớn hơn Ba Lan với khối Liên Xô cũ có khoảng 350 triệu dân. Đấy là một thị trường rất lớn, thân thiện và khá dễ tính bởi hơn 70 năm Liên Xô bị cấm vận nên khi được mở cửa, họ dễ dàng tiếp thu tất cả các sản phẩm từ đồ thủ công mỹ nghệ đến quần áo, son phấn... Đấy là tiền đề để tôi đặt cơ sở của mình tại thị trường Nga.

Không chỉ dừng lại ở việc buôn bán mì ăn liền rồi quần áo, giày dép... Chúng tôi còn mua lại và chuyển về nước nhiều máy móc thiết bị như máy cày, máy kéo... bị thừa nhiều sau khi Liên Xô tan rã. Dĩ nhiên, đây cũng là việc không hề đơn giản. Chúng tôi đã phải vận dụng rất nhiều mối quan hệ và kỹ năng, kiến thức để đưa được các hàng đó về Việt Nam...

4-ivory-2007-final-2178.png

Đó là do tư duy nhìn nhận, khả năng nắm bắt và tính toán của mỗi người. Sau khi Liên Xô tan rã, tôi là người đầu tiên nhìn ra được cơ hội khi thấy quỹ nhà ngoại giao của nước bạn thừa ra diện tích rất lớn với trên 1.000.000 m2. Lúc ấy chưa có cơ chế cho doanh nhân hay các công ty nhảy vào để đầu tư.

61-ivory-2007-final-4154.png
Ivory Sky View - Điểm hẹn âm nhạc, điểm chạm tâm hồn

Sau gần 2 năm (từ 1993-1995) trao đi đổi lại giữa Đại sứ quán cũng như Thương vụ Việt Nam rồi làm việc với Bộ Ngoại giao Nga, chúng tôi mới hoàn thành các thủ tục pháp lý và thuê được số nhà nói trên, tạo nên một môi trường ăn ở, sinh hoạt, đảm bảo an ninh cho bà con người Việt mình an tâm làm ăn, buôn bán.

Đến nay là gần 30 năm nhưng môi trường làm ăn, sinh sống của bà con người Việt vẫn giữ được sự ổn định, các sản phẩm bất động sản từ khu vực ngoại giao đoàn vẫn được tồn tại bình thường.

21-ivory-2007-final-3369.png
22-ivory-2007-final-6696.png

Khi đã thành công ở nước Nga, tôi mang nặng tâm tư của người con Việt Nam xa xứ, mong muốn và khát khao được quay về với quê hương, với gia đình, người thân, bạn bè, góp phần xây dựng đất nước mình. Khát khao ấy đối với những người con xa xứ bùng cháy mạnh mẽ lắm.

Và may mắn khi chúng tôi trở về đúng lúc quê hương đang ở giai đoạn đầu của thời kỳ mở cửa, điều đó giúp chúng tôi có nhiều cơ hội để cống hiến trong các lĩnh vực môi trường, y tế, sản xuất thương mại, bất động sản.

Nếu nói là phát triển lớn mạnh và thành công như các đơn vị tên tuổi khác thì chưa nhưng tôi tin Việt Mỹ cũng đã có những sản phẩm phủ trên nhiều tỉnh thành của cả nước, tác động không nhỏ đến nền kinh tế nước nhà. Tôi nghĩ rằng đấy là một thành quả mà tôi cảm thấy tự hào vì mình đã đóng góp một phần cho sự phát triển của đất nước.

23-ivory-2007-final-8728.png

Ước mơ nhỏ nhoi của tôi được nhen nhóm từ thời học phổ thông (khoảng lớp 10) đó là mua được một cái xe máy, một chiếc máy tính rồi mở một công ty. Còn bây giờ tôi đã có 14 công ty hoạt động ở trên nhiều lĩnh vực ở nước ngoài. Trong nước có 10 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực bất động sản, y tế, sản xuất thương mại và môi trường. Khát vọng cống hiến cho đất nước đến thời điểm hiện tại tôi cho rằng cũng đang dần hoàn thành.

Qua đây tôi mong muốn truyền động lực và khát vọng đến các bạn trẻ thế hệ kế tiếp: Hãy học tập, có kiến thức, đúc kết kinh nghiệm… để xây dựng đất nước chúng ta hùng mạnh, ngang tầm các nước trong khu vực và thế giới. Để du khách trên thế giới hàng năm mong muốn được đến với nước ta như chúng ta mong muốn được đặt chân lên đất nước của họ vậy.

24-ivory-2007-final-9854.png

Nội dung: Hồ Hường

Thiết kế: Justin Bui

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Soi lương các CFO hàng đầu thế giới

Soi lương các CFO hàng đầu thế giới

Lương trung bình của các Giám đốc Tài chính (CFO) đã tăng gần 8,5% vào 2023 khi các ưu đãi dựa trên cổ phiếu được các tập đoàn sử dụng nhiều hơn để giữ người thay vì một mức lương cứng cụ thể...

Sếp Amazon: Để Việt Nam bước ra toàn cầu cần có kiềng 3 chân

Sếp Amazon: Để Việt Nam bước ra toàn cầu cần có kiềng 3 chân

Để Việt Nam bước ra toàn cầu thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới cần kiềng 3 chân: Năng lực sản xuất, dựa trên lợi thế các sản vật, nguyên vật liệu địa phương; kết hợp và thấm nhuần các kỹ năng online để vận hành doanh nghiệp trên môi trường TMĐT và làm thương hiệu...

Nữ doanh nhân Lê Vân Anh: Biến đam mê mỹ phẩm thành sự nghiệp mang lại giá trị

Nữ doanh nhân Lê Vân Anh: Biến đam mê mỹ phẩm thành sự nghiệp mang lại giá trị

Nhắc đến nữ doanh nhân Lê Vân Anh, các tín đồ làm đẹp sẽ nhớ ngay đến một cô gái đầy năng lượng và luôn sẵn sàng truyền cảm hứng làm đẹp chị em phụ nữ. Bằng tình yêu to lớn với mỹ phẩm, chị đã dấn thân vào con đường kinh doanh ngành làm đẹp và đạt được những thành tựu đáng mơ ước...