Bizcom và hành trình “bình dân hóa” công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ

Vừa được trao giải Sao Khuê 2025 cho hạng mục Giải pháp sản xuất sắc dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), Bizcom đang cho thấy tham vọng “bình dân hóa” công nghệ số, giúp các doanh nghiệp nhỏ tiếp cận các công nghệ vốn dành riêng cho các doanh nghiệp, tập đoàn lớn...

giai-phap-bizcom.jpg
Ông Khúc Ngọc Anh nhận danh hiệu Sao Khuê 2025 cho Hệ thống quản trị kinh doanh số toàn diện cho doanh nghiệp Bizcom

Theo Tổng cục Thống kê, dù chiếm tới 97% số lượng doanh nghiệp tại Việt Nam, phần lớn SME mới chỉ dừng lại ở mức “có mặt trên Internet”, chưa thể ứng dụng sâu các giải pháp công nghệ vào quy trình vận hành.

Thương Gia đã có cuộc trao đổi với ông Khúc Ngọc Anh, Giám đốc công ty VietnamPedia (đơn vị phát triển và cung cấp giải pháp Bizcom), về quyết tâm và chiến lược đưa Bizcom đến gần hơn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trên thị trường đã có rất nhiều giải pháp, sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu của doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp nhỏ, vậy mà VietnamPedia vẫn quyết định phát triển Bizcom, liệu đây có phải là quyết định mạo hiểm, thưa ông?

Đúng là trên thị trường đã có rất nhiều sản phẩm, giải pháp được cung cấp để phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp SME. Nhưng theo tôi thì nhiều không có nghĩa là đã đủ.

Qua nhiều năm triển khai các hệ thống theo dạng "may đo" cho các cá nhân, hộ kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ có nhu cầu ứng dụng công nghệ vào việc quản lý và phát triển các mô hình kinh doanh của mình, chúng tôi đã nhận thấy một thực tế là các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp SME thường thực hiện theo kiểu “cần đâu làm đó”. Bắt đầu từ những yêu cầu nhỏ như cần một landingpage, một onepage đơn giản để “đưa mình lên web”, và họ sẵn sàng chọn những giải pháp với chi phí thấp...

Nhưng rồi doanh nghiệp nào cũng phải phát triển. Khi đó nhu cầu sở hữu những tính năng nâng cao phục vụ cho mục đích khai thác kinh doanh, khai thác truyền thông trên nền tảng internet như SEO, Ads, booking... cũng tăng lên. Chỉ có điều, mỗi khi phát sinh thêm 1 nhu cầu như vậy, thường các doanh nghiệp này phải đối mặt với rất nhiều vấn đề, từ hạ tầng công nghệ, khả năng đáp ứng, chi phí đầu tư. Đây chính là khoảng trống lớn trên thị trường chuyển đối số, ứng dụng công nghệ số vào thực tiễn kinh doanh chưa được giải quyết.

Chính vì thế, chúng tôi đã quyết tâm phát triển hệ thống Bizcom - Một hệ thống quản trị kinh doanh số toàn diện cho doanh nghiệp, một hệ thống có thể đáp ứng được từ nhu cầu đơn giản đến những yêu cầu nâng cao của doanh nghiệp. Hiểu một cách đơn giản, Bizcom cung cấp giải pháp từ đơn giản nhất như cần có một landingpage đơn thuần giới thiệu thông tin đến các vấn đề lớn hơn đối với doanh nghiệp SME như: Truyền thông online, chạy các chiến dịch marketing, quảng cáo, đến kinh doanh online…

Vậy điểm khác biệt nổi bật nhất của Bizcom so với các giải pháp quản trị doanh nghiệp hiện có trên thị trường là gì, thưa ông?

Điểm khác biệt nổi bật nhất của Bizcom chính là ở giải pháp công nghệ mà chúng tôi gọi là giải pháp Flex-content. Với giải pháp này, Bizcom hoàn toàn có thể giải quyết được rất nhiều bài toán của nhiều mô hình kinh doanh khác nhau ở đa lĩnh vực, đa ngành nghề. Với Flex-content, chúng ta có thể: Nhanh chóng ứng dụng công nghệ vào từng mô hình kinh doanh cụ thể của từng doanh nghiệp - đây chính là khả năng cá nhân hoá rất cao mà trước đây chỉ có các hệ thống với chi phí lớn mới có thể đáp ứng được.

bizcom-he-thong-kinh-doanh-so-hoi-tu-giai-phap-toi-uu-hoa-van-hanh-cho-sme-viet.jpg

Với Flex-content, Bizcom cũng có thể ây dựng hệ sinh thái quản lý tập trung theo từng công năng chuyên biệt cho doanh nghiệp (từ quản lý nội dung website online, tới quản lý nhân sự, quản lý khách hàng, quản lý tài liệu hợp đồng... cho tới quản lý kết nối các hệ thống trung gian, mở rộng nghiệp vụ…) trên 1 hệ thống duy nhất. Đặc biệt, tính năng này cũng giúp doanh nghiệp có thể tối ưu chi phí đầu tư - tối đa hiệu xuất đầu tư và ứng dụng công nghệ số.

Ông có thể chia sẻ thêm về quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm – đâu là giai đoạn khó khăn nhất?

Giai đoạn khó khăn nhất của việc phát triển sản phẩm chính là thời gian triển khai outsource các hệ thống riêng lẻ (tiền thân của Bizcom), chúng tôi phải đi gặp từng khách hàng, phải lắng nghe, phải học hiểu về mô hình kinh doanh của từng khách hàng, phát triển sản phẩm theo yêu cầu khách hàng, rồi tìm hiểu thị trường, đúc kết ra các điểm chung, điểm khác biệt, tìm giải pháp để kết nối đa lĩnh vực trên 1 hệ thống mà không làm vỡ cấu trúc hệ thống.

Và điều đặc biệt khó là phải không được làm tăng thời gian, tăng chi phí đầu tư của khách hàng khi ứng dụng vào thực tế... Đây là 1 bài toán khó mà đội ngũ phát triển Bizcom đã mất hơn 2 năm để nghiên cứu và giải quyết. Và quyết tâm ấy của chúng tôi đã được ghi nhận bởi các chuyên gia công nghệ trong Hội đồng của giải thưởng Sao Khuê 2025 với giải thưởng "Giải pháp sản xuất sắc dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME)".

Phát triển một giải pháp đã khó, đưa giải pháp ấy đến với khách hàng chắc còn khó hơn, Bizcom làm thế nào để thuyết phục doanh nghiệp lựa chọn, đưa vào vận hành?

Nói đến việc triển khai một hệ thống mới chính là một trong những điểm nghẽn của các SME. Có rất nhiều câu hỏi đặt ra như: Tôi đang làm tốt mà, tại sao phải thay đổi? Triển khai hệ thống này liệu có “ăn thua?... Đó chính là những khó khăn mà chúng tôi gặp phải khi triển khai đưa Bizcom đến với khách hàng.

khuc-ngoc-anh-bizcom-9433.jpg
Ông Khúc Ngọc Anh, Giám đốc công ty VietnamPedia

Thay vì phải chi trả nhiều tiền cho những hệ thống không cần thiết, các SME có thể sử dụng BIZCOM với mức phí chỉ từ vài trăm nghìn đồng mỗi tháng, không giới hạn người dùng hay bản ghi. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận công nghệ, đồng thời tránh được các gánh nặng tài chính vốn là rào cản lớn nhất trong hành trình số hóa".

Hiện tại Bizcom đang tiếp cận khách hàng chủ yếu thông qua các khách hàng cũ (chính là các khách hàng sử dụng dịch vụ theo kiểu "may đo" lúc đầu), họ lắng nghe tư vấn và chuyển từ tiếp tục phát triển sang mô hình vận hành kiểu Bizcom, sau đó là thời gian dùng trải nghiệm và chính họ là người lan tỏa tới các bạn bè đối tác của họ. VietnamPedia và Bizcom đang thành công ở chất lượng dịch vụ, khả năng chăm sóc khách hàng và niềm tin sản phẩm trong thời gian qua.

Thời gian tới chúng tôi sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng sản phẩm hơn để phục vụ được nhiều khách hàng hơn. Chiến lược truyền thông và phát triển của Bizcom là nhắm tới cộng đồng doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh cá thể, các cộng đồng startup trên nhiều ngành nghề...

Trong thời gian tới, Bizcom sẽ tiếp tục mở rộng khả năng tích hợp với các công nghệ tiên tiến như AI phân tích hành vi khách hàng, thực tế ảo 360 độ, Video Marketing. Những công nghệ này không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu quy trình vận hành, mà còn nâng cao trải nghiệm khách hàng – yếu tố then chốt trong thời đại số hóa.

Xin cảm ơn ông, và chúc Bizcom thành công!

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Trường Sơn, Chủ tịch Tập đoàn Bảo Sơn

Doanh nhân Trường Sơn và giải thưởng Bảo Sơn

Giải thưởng Bảo Sơn được thành lập bởi ông Nguyễn Trường Sơn, Chủ tịch Tập đoàn Bảo Sơn, nhằm khích lệ tài năng và khuyến khích các cá nhân có ý tưởng và công trình đóng góp cho sự phát triển của xã hội...

Những doanh nhân tuổi Tỵ và khát vọng "hóa rồng"

Những doanh nhân tuổi Tỵ và khát vọng "hóa rồng"

Từ sự khéo léo trong cách ứng xử đến khả năng đưa ra những chiến lược táo bạo, các doanh nhân tuổi Tỵ đã tạo nên những câu chuyện kinh doanh đầy cảm hứng, góp phần tô điểm cho bức tranh kinh tế năng động của Việt Nam...

"Đội quân" tỷ phú của chính quyền Trump 2.0

"Đội quân" tỷ phú của chính quyền Trump 2.0

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã đề cử hàng loạt ứng viên tài năng, bao gồm nhiều tỷ phú và doanh nhân nổi tiếng, vào các vị trí quan trọng trong chính quyền 2.0 của mình…