Đồng Nai dự kiến thu hồi 4.100 ha đất phục vụ 349 dự án

Danh mục thu hồi đất năm 2022 của tỉnh Đồng Nai gồm 349 dự án với tổng diện tích 5.356 ha, diện tích đất cần thu hồi khoảng 4.146 ha.
Đồng Nai dự kiến thu hồi 4.100 ha đất phục vụ 349 dự án

UBND tỉnh Đồng Nai vừa có buổi làm việc với các sở ngành liên quan để rà soát các dự án trình HĐND thẩm định, đưa vào nghị quyết HĐND tỉnh trong kỳ họp cuối năm thông qua và triển khai trong năm 2022.

Thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh cho biết, danh mục thu hồi đất năm 2022 gồm 349 dự án với tổng diện tích 5.356 ha, diện tích đất cần thu hồi khoảng 4.146 ha. 

Các dự án này thuộc các lĩnh vực: Xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, đường giao thông, công trình thủy lợi,… 

Trong đó, có nhiều dự án được các địa phương đưa vào danh mục đã được HĐND tỉnh thông qua từ ba năm trở lên; có dự án đã ban hành quyết định thu hồi đất hoặc đang thực hiện thủ tục thu hồi đất, chưa thực hiện nhưng muốn tiếp tục chuyển tiếp để triển khai.

Dự án có diện tích thu hồi lớn nhất (30,59ha) là dự án đường trục trung tâm TP. Biên Hòa đoạn từ đường Võ Thị Sáu đến đường Đặng Văn Trơn (còn gọi là cầu Thống Nhất và đường kết nối hai đầu cầu) thuộc Phường Thống Nhất và Phường Hiệp Hòa của TP. Biên Hòa.

Đại diện các sở ngành cho rằng, những dự án đưa vào danh mục năm 2022 phải đảm bảo vẫn còn thời gian thực hiện theo quy định. Những dự án đã quá ba năm cần rà soát lại, loại bỏ bớt vì theo quy định dự án quá thời hạn này mà không triển khai phải thu hồi, nếu không thu hồi cũng tự hết hiệu lực. 

Trường hợp dự án đã quá ba năm nhưng đang thực hiện thủ tục thu hồi đất, có quyết định thu hồi đất đưa vào danh mục thực hiện 2022 thì các huyện, thành phố phải có giải trình rõ ràng, cụ thể với HĐND tỉnh.

Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi, các địa phương phải rà soát lại tất cả các dự án đề xuất đưa vào danh mục năm 2022, nếu quá thời hạn không thể triển khai được thì bỏ ra. 

Đồng thời, các dự án đưa vào danh mục năm tới phải nằm trong danh sách đầu tư công của địa phương, của tỉnh để làm được, tránh đưa vào nhiều nhưng lại không thực hiện sẽ ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. 

"Các địa phương phải hoàn thành rà soát danh mục các dự án năm 2022 vào ngày 17/11 để gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, trình HĐND tỉnh thẩm định trước", Phó chủ tịch UBND tỉnh nêu.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

“Soi” hàng tồn kho của các ông lớn ngành địa ốc

“Soi” hàng tồn kho của các ông lớn ngành địa ốc

Trong bối cảnh tồn kho tiếp tục "chất chồng", các chủ đầu tư được dự báo sẽ mạnh tay hơn với các gói bán hàng ưu đãi, từ hỗ trợ lãi suất, cam kết thuê lại đến chiết khấu sâu cho người mua thanh toán sớm…

Phối cảnh dự án khu dân cư 7/5

Novaland thắng kiện doanh nghiệp Hàn Quốc ở dự án nghìn tỷ

Sau khi thắng kiện SCID trong tranh chấp dự án 11.300 tỷ đồng tại thành phố Thủ Đức, Tập đoàn Novaland lại tiếp tục thắng kiện Taekwang Vina, công ty có vốn góp của Hàn Quốc tại dự án Khu dân cư 7/5 có tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng…

Môi giới bất động sản “khát” chứng chỉ hành nghề

Môi giới bất động sản “khát” chứng chỉ hành nghề

Đang thực hiện chiến lược mở rộng thị trường ra nhiều tỉnh thành, song, Tâm Thành Land lại vướng một bài toán đau đầu là nhân sự mới chưa có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản, còn chứng chỉ của nhân sự cũ sắp hết hạn…