Dòng tiền xoay trục: Quỹ trái phiếu hút ròng gần 300 tỷ đồng trong tháng 2/2025

Trong tháng 2/2025, áp lực rút ròng vẫn tập trung phần lớn ở nhóm quỹ cổ phiếu (1.200 tỷ đồng), ngược lại, nhóm quỹ trái phiếu ghi nhận dòng vốn vào ròng gần 300 tỷ đồng, đây cũng là mức cao nhất trong 3 tháng gần đây...

Dòng tiền xoay trục: Quỹ trái phiếu hút ròng gần 300 tỷ đồng trong tháng 2/2025

FiinGroup vừa công bố báo cáo "Tình hình hoạt động của các quỹ đầu tư tại Việt Nam trong tháng 2/2025". Dữ liệu từ báo cáo cho thấy, quy mô rút ròng tại thị trường chứng khoán Việt Nam đã giảm nhẹ trong tháng vừa qua.

Cụ thể, dòng vốn vào thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua các quỹ tiếp tục ở trạng thái âm với giá trị rút ròng gần 900 tỷ đồng, nhưng quy mô rút ròng giảm so với tháng 1/2025 (1.400 tỷ đồng). Đây là tháng rút ròng thứ 4 liên tiếp và chưa có dấu hiệu ngừng.

Trong đó, áp lực rút ròng vẫn tập trung phần lớn ở nhóm quỹ cổ phiếu (1.200 tỷ đồng). Ngược lại, nhóm quỹ trái phiếu ghi nhận dòng vốn vào ròng gần 300 tỷ đồng – mức cao nhất trong 3 tháng gần đây.

anh-chup-man-hinh-2025-03-19-luc-113153-332-2917.png
Nguồn: FiinGroup

Về chi tiết, dòng tiền vào nhóm quỹ trái phiếu tiếp tục cải thiện tháng thứ 3 liên tiếp, với giá trị ròng đạt 334 tỷ đồng trong tháng 2/2025, nhưng vẫn kém xa so với quy mô vào ròng trong năm 2024 (bình quân khoảng 1.700 tỷ đồng/tháng).

Phần lớn dòng tiền vào ròng trong tháng 2/2025 thuộc về quỹ TCBF (181 tỷ đồng) và đến từ nhà đầu tư trong nước. Trong tháng vừa qua, TCBF đã tăng nhẹ tỷ trọng nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp trong danh mục đầu tư (từ 51,5% trong tháng 1 lên 53,8% trong tháng 2) và Top nắm giữ chủ yếu là trái phiếu doanh nghiệp của VIC, VHM, MML (Masan Meatlife) và NVL.

Lũy kế 12 tháng gần nhất, nhóm quỹ trái phiếu ghi nhận vào ròng tổng cộng gần 14,1 nghìn tỷ đồng, tập trung chủ yếu ở quỹ TCBF (11,5 nghìn tỷ đồng), tương đương 81,6% tổng giá trị vào ròng. Ngược lại, quỹ trái phiếu DCIP của Dragon Capital lại bị rút ròng gần 920 tỷ đồng.

Trong tháng 2/2025, nhóm quỹ cổ phiếu và quỹ cân bằng ghi nhận mức sinh lời cao hơn so với nhóm quỹ trái phiếu. Tuy nhiên, nhìn theo khung thời gian 6 tháng, nhóm quỹ trái phiếu vẫn duy trì hiệu suất vượt trội so với 2 nhóm quỹ còn lại.

Cụ thể, trong tháng 2/2025, nhóm quỹ cổ phiếu và cân bằng ghi nhận mức sinh lời lần lượt 1,19% và 1,32%, cao hơn so với nhóm trái phiếu (0,45%). Đây là diễn biến ngược chiều so với tháng 1/2025, khi quỹ trái phiếu là nhóm duy nhất duy trì mức sinh lời dương.

Đáng chú ý, hiệu suất trong tháng 2 của cả ba nhóm quỹ đều vượt mức lãi suất tiết kiệm bình quân, cho thấy khả năng tối ưu hóa lợi nhuận của các quỹ đầu tư trong bối cảnh thị trường có sự cải thiện.

Hiệu suất của các quỹ cổ phiếu hồi phục tích cực trong tháng 2/2025 với số lượng quỹ tăng trưởng dương áp đảo (57/68 quỹ) và hiệu suất bình quân đạt 1,2% (sau khi âm -0,5% trong tháng 1/2025). Lũy kế hai tháng đầu năm 2025, nhóm quỹ cổ phiếu đạt hiệu suất tương đối thấp, bình quân là 0,9%, do diễn biến kém tích cực trong tháng 1.

anh-chup-man-hinh-2025-03-19-luc-113008-7768-1897.png
Nguồn: FiinGroup

Ở nhóm quỹ mở, các quỹ với quy mô NAV nhỏ ghi nhận hiệu suất cao hơn so với những quỹ có quy mô NAV lớn. Trong đó, quỹ cổ phiếu Cổ tức năng động VinaCapital (VDEF) – tổng NAV là 197 tỷ đồng, dẫn đầu với hiệu suất vượt trội trong tháng 2 (5%) và lũy kế 2T2025 đạt 4,2%. Danh mục nắm giữ của quỹ bao gồm các cổ phiếu thuộc nhóm Ngân hàng (ACB, MBB, CTG) và Công nghiệp (PC1, SZC).

Xét trên khung thời gian dài hơn, trong 6 tháng gần nhất, nhóm quỹ trái phiếu vẫn duy trì mức hiệu suất vượt trội so với nhóm quỹ cổ phiếu và cân bằng, phản ánh sự ổn định của chiến lược đầu tư thu nhập cố định trong giai đoạn thị trường cổ phiếu đi ngang như giai đoạn vừa qua.

Xem thêm

Cổ phiếu Hoa Sen lao dốc sau lời tự vấn của Chủ tịch Vũ

Cổ phiếu Hoa Sen lao dốc sau lời tự vấn của Chủ tịch Vũ

Cổ phiếu HSG giảm mạnh sau phát biểu của Chủ tịch Lê Phước Vũ, gây hoang mang cho nhà đầu tư, dù ông khẳng định Hoa Sen vẫn vững vàng. Tình huống này gợi nhớ cú sốc của Hòa Phát khi Chủ tịch Trần Đình Long tuyên bố về khó khăn ngành thép, khiến cổ phiếu HPG lao dốc...

Doanh nghiệp dệt may, bất động sản khu công nghiệp, thủy sản hưởng lợi trước "bão" thuế quan Mỹ

Doanh nghiệp dệt may, bất động sản khu công nghiệp, thủy sản hưởng lợi trước "bão" thuế quan Mỹ

Chứng khoán TPS cho rằng 3 nhóm ngành dệt may, bất động sản khu công nghiệp, thủy sản sẽ hưởng lợi lớn nhất từ chính sách thuế quan thay đổi của Mỹ, đây là các ngành được hỗ trợ tăng trưởng cả về sản lượng và giá bán, đồng thời khoảng trống lớn để mở rộng thị phần tại Mỹ...

Sóng tăng suy yếu, rủi ro ngắn hạn gia tăng

Sóng tăng suy yếu, rủi ro ngắn hạn gia tăng

VN-Index mở cửa tăng nhưng chịu áp lực bán, kết phiên giảm 5,29 điểm xuống 1.330,9 điểm, trong khi VN30 giảm 6,26 điểm về 1.388 điểm. Thanh khoản thị trường tiếp tục suy yếu, khối ngoại bán ròng 434,9 tỷ đồng, rủi ro điều chỉnh ngắn hạn gia tăng khi VN-Index tiệm cận vùng kháng cự mạnh...

Sóng cổ tức quét qua ngành dược

Sóng cổ tức quét qua ngành dược

Cổ phiếu ngành dược vốn dĩ được thị trường biết đến là cổ phiếu phòng thủ bởi đặc tính cô đặc, tăng trưởng ổn định qua các giai đoạn thăng trầm của nền kinh tế và truyền thống chia cổ tức đều đặn…

Có thể bạn quan tâm

Cổ phiếu dệt may tiếp tục toả sáng

Cổ phiếu dệt may tiếp tục toả sáng

Thị trường chứng khoán phiên giao dịch ngày hôm nay (27/5) tiếp tục ghi nhận sắc xanh lan rộng ở nhóm cổ phiếu dệt may. Sự khởi sắc này không chỉ là sự tiếp nối của diễn biến tích cực từ phiên trước đó, mà còn được thúc đẩy mạnh mẽ bởi tín hiệu đầy bất ngờ từ Tổng thống Mỹ Donald Trump...

Tôn Đông Á tái khởi động kế hoạch lên sàn HOSE, mạnh tay chia cổ tức và huy động vốn

Tôn Đông Á tái khởi động kế hoạch lên sàn HOSE, mạnh tay chia cổ tức và huy động vốn

Sau khi lỡ hẹn với sàn HOSE vì khoản lỗ bất ngờ năm 2022, Tôn Đông Á đang khởi động lại lộ trình chuyển sàn và mở rộng quy mô vốn. Không chỉ điều chỉnh kế hoạch cổ tức theo hướng “hào phóng” hơn, doanh nghiệp còn lên hàng loạt phương án tăng vốn qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu và ESOP...

HOSE liệt kê 67 cổ phiếu bị “treo” margin

HOSE liệt kê 67 cổ phiếu bị “treo” margin

Trên thị trường chứng khoán có tới 67 mã đang bị “treo” margin tính đến ngày 23/5/2025. Những lý do phổ biến trải rộng từ lỗ lũy kế, kiểm toán từ chối báo cáo tài chính, chậm công bố thông tin đến việc nằm trong diện cảnh báo, kiểm soát hay thậm chí vi phạm pháp luật...

Một công ty khai thác cảng bị xử phạt hơn 327 triệu đồng

Một công ty khai thác cảng bị xử phạt hơn 327 triệu đồng

Mặc dù đang ngập trong thua lỗ với khoản lỗ sau thuế kỷ lục lên tới 122,6 tỷ đồng chỉ trong quý 1/2025 và lỗ lũy kế vượt 150 tỷ đồng, Dầu khí Đầu tư Khai thác Cảng Phước An vẫn tiếp tục gây chú ý khi bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính tổng cộng hơn 327 triệu đồng...

Uỷ ban Chứng khoán “rút lại” hai quyết định quan trọng với APG

Uỷ ban Chứng khoán “rút lại” hai quyết định quan trọng với APG

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thu hồi hai quyết định quan trọng từng cấp phép cho Công ty Cổ phần Chứng khoán APG. Động thái này diễn ra trong bối cảnh APG liên tục biến động về cơ cấu cổ đông, chịu án phạt vi phạm hành chính và đối mặt với nhiều thách thức kinh doanh...

VPBank: Cú hích từ G-Dragon và tham vọng tỷ đô

VPBank: Cú hích từ G-Dragon và tham vọng tỷ đô

Chỉ trong chưa đầy hai tuần kể từ khi VPBank công bố mời nhóm nhạc Hàn Quốc G-Dragon và nữ ca sĩ CL, cựu trưởng nhóm 2NE1 đến Việt Nam biểu diễn, giá cổ phiếu ngân hàng này đã bật tăng mạnh, kéo vốn hóa thị trường vọt thêm hơn 7.000 tỷ đồng...

Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Trong bối cảnh ngành bất động sản tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, một điểm đáng chú ý trên báo cáo tài chính quý 1/2025 của nhiều doanh nghiệp là tỷ trọng các khoản phải thu trên tổng tài sản đang ở mức rất cao, trong số đó, có các cái tên nổi bật như An Gia, Đất Xanh và Vinhomes...