Đồng USD tăng giá khiến đồng nội tệ của các nước yếu đi

Đồng USD đang ở mức cao nhất trong 20 năm so với các đồng tiền khác trên thế giới. Điều này đã tác động mạnh tới nhiều nền kinh tế, ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người dân, đặc biệt là tại các nước nghèo.
Đồng USD tăng giá khiến đồng nội tệ của các nước yếu đi

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, khi các quốc gia trên khắp thế giới tìm cách giảm lạm phát tăng vọt, sự suy yếu của đồng tiền nội tệ của những nước này so với đồng USD đã khiến cuộc chiến đó trở nên khó khăn hơn.

Trong báo cáo được công bố hôm 14/10, IMF giải thích chi tiết cách các quốc gia nên phản ứng với đồng USD mạnh. Quỹ Tiền tệ Quốc tế nhấn mạnh rằng đồng bạc xanh đang ở mức cao nhất kể từ năm 2000, tăng 22% so với yen Nhật, 13% so với đồng Euro và 6% so với các đồng tiền của thị trường mới nổi kể từ đầu năm nay.

“Việc đồng USD mạnh lên như vậy trong vài tháng có tác động kinh tế vĩ mô lớn đối với hầu hết các quốc gia, do sự thống trị của đồng USD trong thương mại và tài chính quốc tế” - IMF cho hay.

IMF cũng chỉ ra rằng trong khi tỉ trọng của Mỹ trong xuất khẩu hàng hóa thế giới đã giảm từ 12% xuống còn 8% kể từ năm 2000, tỉ trọng của đồng USD trong xuất khẩu thế giới đã giữ ở mức khoảng 40%. Trung bình, tỉ lệ ước tính của mức tăng 10% USD vào lạm phát là 1%.

Những áp lực như vậy đặc biệt gay gắt ở các thị trường mới nổi, phản ánh sự phụ thuộc vào nhập khẩu và tỉ trọng nhập khẩu bằng USD lớn hơn so với các nền kinh tế tiên tiến.

Theo báo cáo, khoảng một nửa tổng số các khoản vay xuyên biên giới và nợ quốc tế được tính bằng USD. Trong khi các chính phủ ở các thị trường mới nổi đã đạt được tiến bộ trong việc phát hành nợ bằng đồng tiền của mình, thì các khu vực doanh nghiệp tư nhân của những nước này lại có mức nợ bằng USD cao.

“Khi lãi suất thế giới tăng, các điều kiện tài chính đã thắt chặt đáng kể đối với nhiều quốc gia. Đồng USD mạnh hơn chỉ làm trầm trọng thêm áp lực này, đặc biệt là đối với một số thị trường mới nổi và nhiều quốc gia có thu nhập thấp và mắc nợ cao” - IMF cho biết.

Báo cáo đề xuất rằng phản ứng chính sách phù hợp là cho phép điều chỉnh tỉ giá hối đoái, đồng thời sử dụng chính sách tiền tệ để giữ lạm phát gần với mục tiêu. Giá hàng hóa nhập khẩu cao hơn sẽ giúp mang lại sự điều chỉnh cần thiết đối với các cú sốc cơ bản vì làm giảm nhập khẩu, do đó giúp giảm sự tích tụ nợ nước ngoài. Chính sách tài khóa nên được sử dụng để hỗ trợ những người dễ bị tổn thương nhất mà không gây nguy hiểm cho các mục tiêu lạm phát - IMF kiến nghị.

Xem thêm

Khánh Hoà công bố 182 dự án nhà ở thương mại năm 2022

Khánh Hoà công bố 182 dự án nhà ở thương mại năm 2022

Theo Kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Khánh Hòa năm 2022 đã được phê duyệt, có 182 dự án nhà ở thương mại. Các dự án quy mô lớn như KĐT Đồi Đất Lành, TP Nha Trang 131 ha (8.717 tỷ đồng); KĐT ven vịnh Cam Ranh - khu 1 diện tích 647,7 tỷ đồng (8.000 tỷ đồng); KĐT Cổ Mã - Tu Bông 3.600 ha;...
Lâm Đồng thu hồi 208 dự án đầu tư trên đất nông nghiệp

Lâm Đồng thu hồi 208 dự án đầu tư trên đất nông nghiệp

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông tỉnh Lâm Đồng cho biết, tính từ năm 2008 đến nay, trên địa bàn tỉnh còn 322 dự án/307 doanh nghiệp được giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp để triển khai đầu tư, với tổng diện tích là 52.722 ha.

Có thể bạn quan tâm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

230 sản phẩm bị “tước quyền” công bố mỹ phẩm, bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trong 6 tháng, bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng, kéo theo chuỗi cung ứng hàng bị đứt gãy… sự việc đang diễn ra tại Cty Kein, đơn vị quản lý vận hành chuỗi cửa hàng Nhật nội địa KeinShoku Gyomu.

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...